dohai_kxd

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đứng trước rất nhiều nguy cơ
truyền thống và phi truyền thống, các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương đã có sự thay đổi lớn trong tư duy an ninh. An
ninh toàn diện và an ninh hợp tác dần chiếm ưu thế trong quá trình định hình
chính sách an ninh trong khu vực. “ASEAN tích cực nêu ra các sáng kiến an
ninh một phần nhằm tìm kiếm vai trò an ninh mới của mình sau Chiến tranh
lạnh mặt khác để cho phương Tây thấy rằng sự cố kết của họ sẽ buộc phương
Tây phải quan tâm đến” 1. Kết quả cuối cùng là sự ra đời của một số cơ chế đa
phương, và Diễn đàn hợp tác an ninh Thái Bình Dương (ARF) là một trong cơ
chế đa phương duy nhất chuyên trách về an ninh trong khu vực.
I. Sự hình thành và phát triển của ARF
Tiền đề của ARF bắt nguồn từ những nền móng sau:
Thứ nhất, có thể nói ý tưởng khởi đầu cho việc thành lập ARF bắt đầu từ cuộc
họp cấp cao ASEAN IV tại Singapore vào tháng 1 năm 1992, khi đó Thủ
1 ARF và vai trò của ASEAN trong diễn đàn, Luận Thùy Dương
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Tướng Singapore Goh Chok Tong đề cập đến hợp tác an ninh thông qua đối
thoại với các nước ngoài khu vực.
Thứ hai, tại cuộc họp được tổ chức lần đầu tiên giữa các quan chức cấp cao
ASEAN và các nước thành viên đối thoại với ASEAN (ASEAN – PMC) tại
Singapore vào tháng 5 năm 1993 đã nêu rõ việc mở rộng cơ chế PMC để bàn
về an ninh.
Thứ ba, tại cuộc họp ASEAN PMC vào tháng 7 năm 1993: 18 nước thành
viên thống nhất sẽ tổ chức một cuộc họp riêng của tất cả các ngoại trưởng
tham gia ASEAN và Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng PMC. Cuộc họp này
sẽ được gọi là ARF đầu tiên sẽ diễn ra ở Bangkok vào tháng 7 năm 1994.
Như vậy, có thể nói Hội nghị thành lập ARF là do các nước ASEAN đưa ra
và cơ cấu của ARF được sử dụng theo cơ cấu của ASEAN – PMC. Các
Ngoại trưởng ASEAN đã tuyên bố “ARF có thể trở thành Diễn đàn tham
khảo ý kiến có hiệu quả ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương để thúc đẩy đối
thoại mở về hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực”2.
Sáng kiến ARF sở dĩ được các nước tham gia ASEAN – PMC dễ dàng chấp
nhận vì trước hết ARF đáp ứng được lợi ích và nhu cầu của các bên liên quan.
Thứ nhất, sáng kiến thành lập ARF đã được đưa ra có sự thay đổi nhận thức
của các nước. Các nước trong khu vực đều mong muốn có một diễn đàn hoặc
một cơ chế để giải quyết các vấn đề thách thưc mới về an ninh trong khu vực.
Thứ hai, sự thay đổi lập trường của Mỹ về hợp tác an ninh đa phương là một
trong những yếu tố quan trọng làm cho sáng kiến thành lập ARF trở thành
hiện thực. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ luôn cho rằng không cần lập
thêm cơ chế mới để xử lý vấn đề an ninh vì Mỹ đã có các liên minh an ninh
song phương giữa Mỹ và các đồng minh làm chỗ dựa. Nhưng sau khi Clinton
2 Thông báo chung của hội nghị Ngoại trưởng lần 27 (1994)4
lên cầm quyền thì chính quyền Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận vầ an ninh. Mỹ
thiên sang vẫn duy trì an ninh song phương nhưng vẫn tán thành việc thành
lập các cơ chế đa phương. Còn về phần Trung Quốc do ARF là diễn đàn có sự
tham gia của hầu hết các nước Đông Á và các nước trong khu vực Châu Á
Thái Binh Dương nên Trung Quốc cũng muốn tham gia để kiềm chế Mỹ và
một số nước phương Tây và tìm cách phát huy vai trò ảnh hưởng của mình
trong các vấn đề về an ninh của khu vực.
Thứ ba, sáng kiến thành lập ARF do các nước vừa và nhỏ trong ASEAN đưa
ra nên dễ dàng được các nước trong khu vực chấp thuận. Theo giáo sư Leifer
“ARF đặc biệt ở chỗ sáng kiến chính thức và trách nhiệm tổ chức diễn đàn
này lại do các quốc gia vừa và nhỏ (ASEAN) đảm nhận chứ không phải các
nước lớn”.3 Hơn nữa, ARF đã thu hút sự aun tâm của tất cả các nước lớn
trong khu vực như trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ, đây chính là thành
công của ARF, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ủng hộ của các
nước trong và ngoài khu vực. Do vậy việc sáng kiến thành lập ARF có tính
khả thi cao và phù hợp với lợi ích của mỗi thành viên.
II. Mục tiêu và tiến trình hoạt động của ARF
1. Mục tiêu
Ta có thể nói, đề nghị thành lập ARF là sáng kiến của các nước ASEAN.
Nguyên tắc hoạt động hiện nay của ARF dựa trên nguyên tắc hoạt động của
ASEAN trong đó bao gồm cả nguyên tắc nhất trí.
Mục tiêu của ARF đã được ghi rõ trong tuyên bố đầu tiên của chủ tịch
ARF tại cuộc họp năm 1994 gồm hai mục tiêu sau:

bảo hòa bình, an ninh khu vực. Bằng chứng là việc nhiều nước ngoài khu vực
ASEAN vẫn tiếp tục bày tỏ nguyện vọng được tham gia ARF
Cuối cùng, diễn đàn ARF còn là nơi các nước thành viên gặp gỡ trao đổi
những vấn đề thuộc quan hệ song phương giữa họ với nhau. Rất nhiều vấn đề
của mối quan hệ song phương đã được giải quyết bên lề hội nghị ARF hàng
năm. Vì vậy việc phát triển ARF cũng có lợi cho cả việc phát triển các mối
quan hệ song phương và đa phương.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng
tương lai phát triển của ARF vẫn là rất lớn. Trong tương lai gần, có thể ARF
vẫn chưa đóng vai trò như một tổ chức khu vưc giải quyết các vấn đề tranh
chấp nhưng diễn đàn an ninh ARF sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
việc đàm thoại để tìm ra những biện pháp hòa giải tốt nhất, bảo đảm nền an
ninh của khu vực và quốc tế.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top