Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bài làm.
A. Đặt vấn đề.
Trong hơn 60 năm ra đời và hoạt động tích cực, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế. Là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc dần chiếm một vị trí không thể thiếu trong các mối quan hệ quốc tế. Trong số các hoạt động đa dạng của mình, không thể không kể đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò này không những thể hiện được những đóng góp to lớn, quan trọng của Liên Hợp Quốc đối với hệ thống pháp luật quốc tế mà còn cho thấy sự tham gia của Liên Hợp Quốc và các mối quan hệ quốc tế, các lĩnh vực, các vấn đề quốc tế một cách hết sức đa dạng.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Hệ thống pháp luật quốc tế.
luật quốc tế là một hệ thống pháp luật đặc biệt tồn tại song song với hệ thống pháp luật của các quốc gia. Luật quốc tế không chỉ đơn thuần là các quy phạm mà còn là hệ thống các yếu tố cấu thành của nó, những bộ phận có tính độc lập tương đối và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. trong hệ thống này có các nguyên tắc của luật quốc tế, các quy phạm điều ước và quy phạm tập quán, các ngành luật và các chế định luật quốc tế.
II. Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên Hợp Quốc 24/10/1945. Liên Hợp Quốc trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu đến này, Liên Hợp Quốc đã có 192 thành viên. Mục đích của Liên Hợp Quốc là:
1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và để đạt được mục đích này, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả, để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi xâm lược hay phá hoại hòa bình khác, điều chỉnh hay giải quyết các tranh chấp hay những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hòa bình bằng phương pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế.
2. Phát triển các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hòa bình thế giới.
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
4. Trở thành trung tâm điều phối mọi hoạt động của các dân tộc nhằm đạt được các mục đích chung nói trên.
III. Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với hệ thống pháp luật quốc tế.
Cùng với xu thế phát triển trên thế giới, Liên Hợp Quốc ngày càng tham gia sâu rộng và có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong các mối quan hệ quốc tế. Để tiến hành quá trính này, Liên Hợp Quốc đã ban hành, thông qua và thực hiện các văn bản pháp luật quốc tế trên cơ sở sự thống nhất, đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, xem xét một cách khái quát các lĩnh vực hoạt động của Liên Hợp Quốc, ta có thể thấy được vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực đó nói riêng và đóng góp đối với hệ thống pháp luật quốc tế nói chung được thể hiện như thế nào.
1. Trong lĩnh vực hòa bình an ninh: Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, luật pháp quốc tế đã hình thành nên cơ sở pháp lý cho việc loại trừ sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặt chiến tranh xâm lược ra ngoài pháp luật; đóng góp nhất định trong việc kiểm soát và ngăn chặn phổ biến lan tràn vũ khí hạt nhân, loại bỏ vũ khí sinh học và hóa học; hình thành một loạt các quy phạm kỹ thuật, hình thức, biện pháp và bộ máy giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, và tạo dựng nên một cơ chế an ninh tập thể vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Qua đó, pháp luật quốc tế đã góp phần nhất định cho việc tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế; tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển và thịnh vượng của nhiều quốc gia.
Hàng loạt văn bản liên quan đến hòa bình an ninh thế giới đã được Liên Hợp Quốc thông qua, trong đó phải kể đến Nghị quyết về giao nộp và trừng trị tội phạm chiến tranh, Nghị quyết lên án tuyên truyền chiến tranh ở nước nào, dưới bất kỳ hình thức nào, lên án chiến tranh hóa học, chiến tranh vi trùng (1947); năm 1961, theo sáng kiến của Liên Xô, khóa họp 26 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tán thành dự thảo Tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân, coi đó như một tội ác đối với loài người; ngày 5/8/1963 tại Moscow, hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, dưới nước và trong khoảng không vũ trụ đã được kỹ kết; Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (1968); Hiệp ước về cấm bố trí dưới đáy biển, đáy đại dương và trong lòng đất vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt (1972); Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học và vũ khí vi trùng (1972); Nghị quyết của Đại hội đồng về định nghĩa xâm lược và hành vi xâm lược (1974); Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996)…Những văn kiện trên đã thật sự làm cho luật pháp quốc tế về chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình trở thành những công cụ sắc bén để thực hiện những mục tiêu, nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.
2. Trong lĩnh vực phân chia lãnh thổ và các vùng không gian: Luật pháp quốc tế đã củng cố một số nguyên tắc quan trọng trong việc xác định biên giới trên đất liền, và phát triển những quy định mới của luật pháp quốc tế về phân chia các vùng biển và sử dụng biển. Việc cụ thể hóa nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia với những nội dung mới như cấm chiếm đoạt lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực; biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm; cấm sử dụng lãnh thổ của một quốc gia khác khi không có sự đồng ý của quốc gia đó; và không được sử dụng lãnh thổ hay cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác đã góp phần rất quan trọng cho việc hình thành và duy trì ổn định các đường biên giới quốc gia trên thế giới. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 đã thiết lập nên một trật tự pháp lý mới trên biển, chấm dứt một giai đoạn khủng hoảng luật biển quốc tế kéo dài gần một thế kỷ, bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, qua đó mở ra một kỷ nguyên hòa bình, ổn định và hợp tác trên biển.
3. Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế: Luật pháp quốc tế đã có những phát triển mạnh mẽ và đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý tương đối toàn diện cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực thương mại đầu tư, sở hữu trí tuệ, hợp tác khoa học, kỹ thuật, tài chính, tín dụng, giao thông vận tải…góp phần mang lại những thành tựu lớn về kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa trong lịch sử nhân loại.
Liên quan đến những đóng góp của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này, phải kể đến các văn bản do tổ chức WTO thông qua như Hiệp định chống bán phá giá; Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (1947); Hiệp định nông nghiệp ; Hiệp định về hang dệt may; Hiệp định về quy tắc xuất xứ; Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu; Hiệp định về xác định giá trị tính thuế hải quan…Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, Luật hàng hải…Những quy định luật quốc tế này đã góp phần tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi cho các quan hệ kinh tế quốc tế trên cơ sở toàn cầu hóa và khu vực hóa theo hướng tự do háo thương mại, đầu tư và dịch vụ. Những quan hệ này lai thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tạo điều kiện nhanh chóng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
4. Trong lĩnh vực quyền con người: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Hợp Quốc có mọt vai trò đặc biệt quan trọng đối với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực quyền con người. nhờ đó, pháp luật quốc tế đã đạt được nhiều tiến bộ: lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các nguyên tắc và quy phạm về bảo vệ tự do và các quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các điều ước quốc tế có tính phổ cập toàn cầu; quyền cơ bản của con người được gắn liền với quyền tự quyết của các dân tộc; việc bảo vệ quyền con người cũng được gắn liền với quyền của các dân tộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Apacthai, gắn với quyền của các dân tộc được sống trong hòa bình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, luật pháp quốc tế đã điều chỉnh các hành vi của các quốc gia trong việc đối xử với từng cá nhân trên cơ sở tôn trọng tự do và các quyền cơ bản của con người.
Nói về lĩnh vực này, không thể không kể đến việc khóa họp 18 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn về thủ tiêu hòan toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. Bản Tuyên ngôn yêu cầu tất cả các quốc gia phải áp dụng những biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ những đạo luật và quy chế làm nảy sinh và củng cố chế độ phân biệt chủng tộc, lên án nghiêm khắc mọi tuyên truyền và hành động của các tổ chức phân biệt chủng tộc. Liên Hợp Quốc còn thành lập một cơ quan thường trực chuyên trách có quyền sử dụng bộ máy của Liên Hợp Quốc bất cứ lúc nào để thực hiện nhanh chóng bản Tuyên ngôn. Tới giữa thập niên 90 thế kỷ XX, chế độ phân biệt chủng tộc đã được xáo bỏ tại sào huyệt cuối cùng của nó là Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
Ngoài ra cần kể đến các văn kiện quan trọng khác của Liên Hợp Quốc như tuyên ngôn về quyền con người, công ước về quyền công dân của phụ nữ, Công ước về quyền công dân của phụ nữa có chồng, Tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em. Những Tuyên ngôn, Công ước trên có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc giải phóng vì sự bình đẳng về mọi mặt của phụ nữ trên toàn thế giới cũng như vì quyền trẻ em trên toàn thế giới.
5. Trong lĩnh vực nhân đạo: Từ Công ước Giơ- ne- vơ lần thứ nhất năm 1864 về cải thiện tình trạng thương binh trên chiến trường, luật pháp quốc tế về nhân đạo đã ngày một phát triển và không ngừng hoàn thiện, trong đó, Liên Hợp Quốc từ khi ra đời đã có một vai trò không thể thiếu trong việc thông qua các văn bản pháp lý quan trọng như: Bốn Công ước Giơ-ne-vơ (1949): I Cải thiện
C. Kết thúc vấn đề.
những năm qua, thế giới đã chứng kiến hàng loạt biến động lớn, từ nạn buôn bán người, buôn bán ma túy, khủng bố, chiến tranh cho đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường…Những thách thức đó một mặt đòi hỏi Liên Hợp Quốc phát huy vai trò của một tổ chức quốc tế lớn, có khả năng điều phối các nguồn lực và huy động sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, mặt khác đòi hỏi hệ thống pháp luật quốc tế cần thiết phải được xây dựng, hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng những vấn đề của thời đại.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top