ngochankha

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Mục lục
Trang
Mở đầu 01
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 06
1.1. Khái niệm 06
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 06
1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm dân sự 11
1.1.3. Khái niệm tái thẩm dân sự 15
1.2. Ý nghĩa của thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 17
1.2.1. Ý nghĩa chính trị xã hội 17
1.2.2. Ý nghĩa pháp lý 19
1.3. Lược sử những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 19
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1989 19
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 22
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 23
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 24
2.1. Giống nhau 24
2.1.1. Đối tượng kháng nghị 24
2.1.2. Chủ thể có quyền kháng nghị 25
2.1.3. Hậu quả khi bị kháng nghị 26
2.1.4. Văn bản kháng nghị 27
2.1.5. Thẩm quyền xét xử 29
2.1.6. Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa 30
2.1.7. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 32
2.1.8. Phạm vi xét xử 34
2.1.9. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm 36
2.2. Khác nhau 37
2.2.1. Căn cứ kháng nghị 37
2.2.2. Thời hạn kháng nghị 44
2.2.3. Quyền hạn của hội đồng xét xử 47
Chương 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 51
3.1. Thực tiễn công tác giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự tại Tòa án 51
3.1.1. Công tác giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm 51
3.1.2. Thực tiễn công tác kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 54
3.1.3. Thực tiễn hoạt động xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 58
3.2. Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật 62
3.2.1. Một số kiến nghị về mặt lập pháp 62
3.2.2. Một số kiến nghị khác 67
Kết luận 69
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên ra đời đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc đổi mới, hội nhập. Với hệ thống những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng; trình tự, thủ tục khởi kiện, xét xử; sự tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể…được BLTTDS quy định đều nhằm mục đích giải quyết các vụ việc dân sự được chính xác, công bằng và đúng pháp luật. Nhưng hoạt động xét xử là hoạt động của thẩm phán, là hoạt động của những con người cụ thể nên không tránh khỏi sai sót khiến những phán quyết của Toà án không đúng với sự thật khách quan hay trái pháp luật. Những sai sót này có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan hay yếu tố khách quan nên dẫn đến việc có những bản án, quyết định dân sự đã trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí qua nhiều vòng xét xử lặp đi, lặp lại mà vẫn không đúng pháp luật. Do đó, để khắc phục và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó cần có một thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Hiện nay, tình hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của người dân đang tăng. Công tác giải quyết đơn khiếu nại của Toà án các cấp cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp, quá tải; nhiều vụ án kéo dài nên chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và gây dư luận bức xúc.
Hơn nữa, sau hơn 5 năm thi hành BLTTDS đã cho thấy một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế như: vấn đề khiếu nại, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực mà có sai sót; thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm; quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm…Chính những quy định chưa rõ ràng và đầy đủ trong BLTTDS đã gây ra những vướng mắc và giảm hiệu quả công tác xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của ngành Toà án.
Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của Cải cách Tư pháp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020” nhằm “cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ” và “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” đòi hỏi các nhà lập pháp phải nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các quy định về thủ tục còn chưa rõ ràng dẫn tới những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế.
Vì những lý dó trên, học viên đã chọn đề tài “ Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, trước đó đã có một số công trình nghiên cứu đến vấn đề này, hay có liên quan sau:
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam của Ngô Anh Dũng, Luận văn thạc sỹ Luật học năm 1996. Đề tài này đã nghiên cứu thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, luận văn được thực hiện từ năm 1996, khi BLTTDS năm 2004 chưa ra đời.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, của Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000. Trong tác phẩm này, tác giả đã giải quyết một số vấn đề như: khái niệm, sự hình thành thủ tục giám đốc thẩm, thực trạng giải quyết án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm và đưa ra một số kiến nghị như: quy định theo hướng cấp xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là Uỷ ban thẩm phán TANDTC, còn Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan tổng kết và hướng dẫn việc xét xử. Tuy nhiên, tác phẩm được viết trên cơ sở của PL TTGQCVADS nên nhiều vấn đề tác giả đề cập đã được giải quyết khi BLTTDS ra đời.
- Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam do Tiến sĩ Trần Văn Trung làm chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp bộ của Viện khoa học kiểm sát- Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2003. Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự trong bối cảnh chưa có BLTTDS.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

PinkA

New Member
Re: [Free] Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành

Ad ơi, cho mình xin file đầy đủ với
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
T Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự : Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế : Lu Luận văn Luật 0
P Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn Luật 1
W Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên toà sơ thẩm : Luận văn ThS. Luật : 60.38.30 Luận văn Luật 0
I [Free] Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ Luận văn Luật 0
L Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư Luận văn Kinh tế 0
N Nguyên tắc hai cấp xét xử và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Pháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với ngư Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top