pe_bau

New Member
Download Tiểu luận Vai trò của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên





Mục lục
Trang
Đặt vấn đề . 1
Giải quyết vấn đề . 1
1. Khái quát về tổ chức quốc tế khu vực và vai trò của Tổ chức quốc tế khu vực 1
2. Vai trò của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. 2
2.1 ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực. 2
2.2 ASEAN đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại. . 3
2.3 ASEAN còn là lực lượng sáng lập và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác liên khu vực. 5
3. Những thành tựu đã đạt được của ASEAN trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. . 6
4. Những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào sự phát triển của ASEAN .7
Kết luận . 7
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đặt vấn đề:
Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia – chủ thể đầu tiên và cơ bản của Luật quốc tế thì sự xuất hiện và phát triển của cấc tổ chức quốc tế liên chính phủ ngày càng đóng góp vai trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa.. của thành viên. Vai trò quan trọng này được thể hiện sinh động qua một số Tổ chức quốc tế khu vực ,liên khu vực, toàn cầu… Bài viết dưới đây tập trung phân tích làm rõ vai trò của Tổ chức quốc tế khu vực trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên ( thông qua Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN).\
Giải quyết vấn đề
Khái quát về tổ chức quốc tế khu vực và vai trò của tổ chức quốc tế khu vực
Tổ chức quốc tế khu vực là tổ chức quốc tế mà thành viên là các quốc gia trong cùng một khu vực địa lý. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, không ngăn cản việc thành lập các Tổ chức quốc tế khu vực nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước kể cả các nước có chế độ xã hội khác nhau, vì hoà bình và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước và của cả khu vực. Một tổ chức quốc tế khu vực được công nhận là thành lập và tồn tại hợp pháp nếu mục đích, tôn chỉ và hoạt động của tổ chức phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trong những năm gần đây, xu hướng thành lập các tổ chức quốc tế khu vực có xu hướng ngày càng phát triển như: Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu Âu (EU), Liên minh Châu Phi (AU), Tổ chức các Nước Châu Mĩ (OAS),vv.
Tổ chức quốc tế khu vực có các chức năng hoạt động chủ yếu của một tổ chức quốc tế : Tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực hợp tác cho các quốc gia thành viên. Hay nói cách khác tổ chức quốc tế khu vực có chức năng xây dựng và thiết lập khuôn khổ pháp lý cho từng lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, tổ chức quốc tế khu vực còn điều phối hoạt động và thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế sâu rộng của các thành viên. Hình thành nên một sân chơi bình đẳng, rút ngắn khoảng cách sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên.
Từ việc thực hiện những chức năng cơ bản đó thì có thể nhận thấy một trong những vai trò quan trọng nhất của tổ chức quốc tế khu vực là duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Để làm sáng tỏ vai trò này chúng ta cùng tìm hiểu thông qua tổ chức hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
2. Vai trò của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á . Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp).
Để làm sáng tỏ vai trò của ASEAN trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên thì chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung, các hoạt động hợp tác và những kết quả đạt được của ASEAN – đây là minh chứng cho vai trò của tổ chức này.
2.1 ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực.
Vai trò quan trọng hàng đầu này được thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của ASEAN trong việc đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh và xây dựng các quy tắc ứng xử, thông qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, ngăn ngừa xung đột giữa các quốc gia ở khu vực.
Trong thách thức của toàn cầu hóa, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1977-1998, mối nguy hại của chủ nghĩa khủng bố hay những bất ổn về chính trị luôn tiềm ẩn ở một số nước quốc gia thành viên. Trong bối cảnh đó, chất kết dính chính trị trong liên kết ASEAN là điều đặc biệt quan trọng, thúc đẩy hoạt động của tổ chức này. Dù liên kết chặt chẽ, hợp tác không ngừng trong các vấn đề an ninh – chính trị, nhưng sự hợp tác này vấn trên cơ sở nguyên tắc của ASEAN “ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” mà vẫn không làm mất đi chức năng động, mền dẻo để đạt được sự đồng thuận cao trên tinh thần tin tưởng, nhân nhượng lẫn nhau, cùng có lợi và chia sẻ trách nhiệm.
Bước sang thế kỷ XIX, thế giới và khu vực đang chứng kiến những thay đổi to lớn và nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo không ít thách thức đối với mọi quốc gia. Để kịp thích ứng với tình hình mới, phù hợp với điều kiện quan hệ quốc tế mới ở khu vực, trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong hơn bốn thập kỷ qua, ASEAN một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của hiệp hội đã được các quốc gia thành viên nhất trí, xác định rõ ràng, đó là phải đẩy nhanh liên kết nội bộ, hướng tới hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong đó có cộng đồng an ninh- chính trị. Đây là một nỗ lực mới mang tính lịch sử nhằm biến ASEAN từ một hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên quốc gia chặt chẽ với mức độ liên kết cao hơn và dựa trên những cơ sở pháp lý là một bản hiến chương chung.
Hơn thế nữa, ASEAN đã tích cực thúc đẩy xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) không chỉ là bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ giữa các nước ASEAN, mà còn cả giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) thể hiện cam kết của các nước ASEAN về không sử dụng, phát triển, chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân; đồng thời ASEAN tích cực vận động các nước có vũ khí hạt nhân tham gia Hiệp ước để bảo đảm cho Hiệp ước có giá trị trên thực tế. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc đã thể hiện cam kết của các bên nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông, nhấn mạnh các nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, hướng tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Công ước ASEAN về chống khủng bố quốc tế cùng với các Tuyên bố giữa ASEAN với nhiều đối tác cho thấy quan điểm tích cực và thái độ có trách nhiệm của ASEAN trong nỗ lực chung đối phó với mối đe dọa này.
2.2 ASEAN đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại.
Trong lĩnh vực thương mại
Các nước ASEAN đã đưa hợp tác kinh tế của mình lên một tầm mức mới với việc thành l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top