Arina_Tanemura

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia ở những cấp độ và khuôn khổ hợp tác khác nhau. Khác với các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế không xuất hiện tại cùng một thời điểm với nhau. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, do tính chất quyền năng chủ thể khác nhau nên vai trò của các chủ thể luật quốc tế cũng khác nhau. Theo lý thuyết thì những chủ thể của luật quốc tế là quốc gia, tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt như Tòa thánh Vantican, Hong Kong, Đài Loan. Tuy nhiên trong thực tiễn đời sống quốc tế cá nhân cũng có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, do vậy mới xuất hiện những quan điểm mới về chủ thể của luật quốc tế bao gồm cả cá nhân. Các quan điểm hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi song vẫn có quan điểm chiếm được đa số sự đồng tình. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn và chứng minh cho những quan điểm đó.

NỘI DUNG
1. Chủ thể của luật quốc tế - những vấn đề lí luận chung.
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật của riêng mình, còn quan hệ của cộng đồng các quốc gia lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền với sự phát triển chung của nhà nước và pháp luật nhưng xét về thời điểm lịch sử thì luật quốc tế hình thành muộn hơn so với luật quốc gia. Hệ thống quốc tế được tạo bởi nhiều yếu tố như các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của những tổ chức này), luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế. Về định nghĩa về chủ thể của Luật Quốc tế thì không có văn bản nào chứng minh nhưng để có quan niệm đúng đắn về các loại chủ thể của Luật Quốc tế thì cần phân tích dưới góc độ lý luận các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế như sau:
- Có sự tham gia một cách độc lập vào các quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khác.
- Có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác.
- Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của mình gây ra.
Như vậy, chủ thể của Luật Quốc tế có những đặc điểm sau: năng lực pháp luật, năng lực hành vi pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể luật quốc tế có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Năng lực hành vi pháp luật thể hiện qua sự thực hiện có ý thức các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế có năng lực trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm pháp luật quốc tế của mình. Từ những đặc điểm trên có thể khái quát định nghĩa chủ thể Luật Quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra. Và dựa vào các dấu hiệu trên có thể xác định chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm: Quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ và một số chủ thể đặc biệt khác như Tòa thánh Vantican, vùng lãnh thổ.
2. Phân tích một số quan điểm khác nhau về chủ thể của Luật Quốc tế.
L.Oppenhame từ năm 1947 đã để ý rằng: “Mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế là quốc gia nhưng nhà nước có thể xem cá nhân như một chủ sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế và trong khuôn khổ đó công nhận cá nhân là một chủ thể của luật quốc tế ”. Ông đã làm rõ ý kiến của mình bằng ví dụ: Những cá nhân làm nghề cướp biển trước hết chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy tắc của luật quốc tế, chứ không phải nội luật của nhiều quốc gia khác nhau. Đây là một quan điểm được coi là hiện đại vì quan điểm mới xuất hiện giữa thế kỉ XX, tuy nhiên tác giả lại đưa ra dẫn chứng sơ sài và chưa có tính thuyết phục. Quan điểm cũng đã công nhận chủ thể chính của luật quốc tế là quốc gia nhưng tác giả lại cho rằng các cá nhân trong quốc gia đó lại được sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế nên cá nhân cũng là một chủ thể. Kết luận về việc cá nhân trong quốc gia được sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế là không có cơ sở bởi các Công ước hay Tuyên ngôn về bảo vệ quyền con người được ký kết giữa các quốc gia với nhau. “Vì vậy những quyền và nghĩa vụ cụ thể được phát sinh ra từ những Công ước này là dành cho nhà nước chứ không cho từng cá nhân. Cá nhân được quốc gia bảo trợ, và những qui tắc của luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được thực hiện chủ yếu qua hoạt động của quốc gia” . Ví dụ trong phần lời mở đầu của hầu hết các Công ước, Tuyên ngôn đều có câu: “ Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con người ” .
Như vậy, chỉ có quốc gia mới đảm bảo cho các quyền của cá nhân được phát huy tối đa, đó là những quyền lợi dành cho cá nhân mà quốc gia hướng tới chứ cá nhân không thể dựa vào những quyền lợi đó mà có thể sở hữu những quyền và nghĩa vụ quốc tế được. Nếu có phản biện cho rằng kể cả quốc gia có đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cá nhân nhưng chính cá nhân mới là người trực tiếp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó giống như ví dụ mà tác giả đã đưa ra những cá nhân làm nghề cướp biển phải chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy tắc của luật quốc tế nhưng thẩm quyền xét xử những đối tượng này lại thuộc sự cho phép của các quốc gia, không phải Tòa án nào cũng có thể xử được. Trường hợp này cũng tương tự đối với Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) là một tòa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Tuy nhiên theo Điều 6 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 quy định: “Những kẻ phạm tội diệt chủng sẽ bị một tòa án có thẩm quyền của quốc gia nơi hành vi phạm tội được thực hiện xét xử hay một tòa hình sự quốc tế có thể phán quyết trên cơ sở các quốc gia thành viên sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Quốc tế đó”. Với quy định này có thể thấy, một cá nhân phạm tội diệt chủng, tùy thuộc vào ý chí của quốc gia, có thể bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia hay xét xử bởi một Tòa án Quốc tế do quốc gia thỏa thuận thành lập, bởi cá nhân đó không có ý chí độc lập khi tham gia quan hệ. Quá trình thực thể này tham gia quan hệ quốc tế phụ thuộc vào ý chí quốc gia.7


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Nguyncx

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích một số quan điểm khác nhau về chủ thể của Luật Quốc tế

ad cho xin đi , tks ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích quy định về một loại hợp đồng thông dụng trong BLDS 2015 Luận văn Luật 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu phân tích và kiểm tra một số chỉ tiêu trong sản xuất bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D phân tích tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể Marketing 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất Flavonoid tách chiết từ lá cây Sen hồng Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích cấu trúc một số hợp chất flavonoid tách chiết từ vỏ hạt đậu xanh (Vigna Radiata) Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top