Bryant

New Member
Download Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại (thời hạn) của hợp đồng và giải quyết tình huống liên quan

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại (thời hạn) của hợp đồng và giải quyết tình huống liên quan





Ông Hoàng Văn Q là Phó chủ tịch công đoàn công ty liên doanh với nước ngoài KV đóng trên địa bàn tỉnh HT. Ngày 10/7/2008 ông Q bị giám đốc công ty KV ra quyết định sa thải vì lý do đã bày tỏ với báo chí rằng công ty có chế độ làm việc hà khắc nhưng lại không đảm bảo quyền lợi NLĐ, do đó đã làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích của công ty theo Điều 85 BLLĐ. Sau 2 tuần kể từ khi bị sa thải, ông Q đã làm đơn khiếu nại lên giám đốc nhưng không được giải quyết. Ông Q lại gửi đơn ra Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn làm Chủ tịch Hội đồng hòa giải) nhưng Chủ tịch hội đồng hòa giải đã không nhận đơn và khuyên ông chấp nhận, đồng thời nói rằng nếu giải quyết cũng khó thắng, vả lại có thể Chủ tịch công đoàn cũng có thể bị trù dập.
Quá thất vọng, ông Q đánh máy lời kêu gọi và cho một số người lao động thân tín chuyển tới các phân xưởng, để trong nhà vệ sinh và một số địa điểm khác vạch trần hành vi vi phạm pháp luật của Giám đốc và sự tiếp tay của Chủ tịch công đoàn cơ sở. Toàn thể NLĐ hưởng ứng và vì vậy đã tham gia vào kế hoạch ngừng sản xuất 1 tuần để phản đối công ty. Do đó đúng ngày 19/8/2008 toàn bộ 230 công nhân không đến làm việc và cắt toàn bộ thông tin với công ty. Tức giận vì việc đó, ngày 30/8/2008 Giám đốc công ty ra quyết định sa thải 19 người được coi là “những kẻ cầm đầu và tổ chức” và đồng thời cùng với người lao động ngừng làm việc trong thời gian trên, theo Điều 85 BLLĐ. Nhận được thông tin đó, 19 người lao động đã cùng với ông Q làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh HT.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Căn cứ vào thời hạn của HĐLĐ, tại khoản 1 Điều 27 BLLĐ và Điều 4 Nghị định 44/2003/NĐ-CP đã chia HĐLĐ ra làm 3 loại:
HĐLĐ không xác định thời hạn.
HĐLĐ xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng).
HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Điểm a Khoản 1 Điều 27 BLLĐ quy định:
“Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng”.
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của BLLĐ quy định : “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho những công việc không xác định được những thời điểm kết thúc hay những công việc có thời hạn trên 36 tháng”.
Như vậy có thể thấy HĐLĐ không xác định thời hạn là loại hợp đồng thông thường chỉ để ký kết giữa NLĐ và NSDLĐ đối với loại công việc mà không thể biết rõ được thời điểm kết thúc công việc, hay đối với công việc mà thời hạn làm việc kéo dài ít nhất 36 tháng. Thông thường HĐLĐ loại này được ký kết mới hay được chuyển thể từ HĐLĐ có thời hạn sau khi NSDLĐ đã ký kết ít nhất 1 lần đối với NLĐ loại HĐLĐ có thời hạn (có thể là HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng hay HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng). Tại Khoản 2 Điều 27 BLLĐ và Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP còn quy định những trường hợp chuyển từ HĐLĐ xác định thời hạn sang HĐLĐ không xác định thời hạn. Cụ thể là hai trường hợp sau:
- Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà NSDLĐ vẫn để người lao động tiếp tục làm việc thì trong 30 ngày, kể từ ngày hết hạn HĐLĐ, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới, HĐLĐ đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
- Khi HĐLĐ xác định thời hạn thứ nhất mà hết hạn, hai bên kí HĐLĐ xác định thời hạn lần thứ 2 hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải kí tiếp HĐLĐ không xác định thời hạn; nếu không kí thì đương nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Tuy nhiên quy định này vẫn còn một số hạn chế như:
+ Cũng theo quy định của pháp luật: Trong trường hợp, các bên không thỏa thuận về thời hạn hợp đồng, thì tòa án căn cứ vào tính chất về thời hạn của công việc để xác định loại thời hạn của công việc để xác định loại HĐLĐ. Với quy định hiện nay của pháp luật thì cách xác định như trên là hợp lí nhưng để xác định những loại công việc nào có thời hạn nào có thời hạn trên 36 tháng và loại công việc nào có thời hạn dưới 36 tháng là một vấn đề rất phức tạp.
+ Khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc nhưng hai bên không kí kết HĐLĐ mới bằng văn bản. Đến ngày thứ 30 kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trong trường hợp này NLĐ bị bất lợi.
HĐLĐ loại này áp dụng cho những công việc không xác định được thời điểm kết thúc hay những công việc có thời hạn trên 36 tháng và trường hợp tuyển dụng vào biên chế nhà nước trước đây nay chuyển sang ký HĐLĐ.
Hợp đồng này được thực hiện từ khi bắt đầu đến khi có một sự kiện làm chấm dứt quan hệ giữa hai bên. Ưu điểm của nó là tạo ra một môi trường tự do, các chủ thể có thể chủ động chấm dứt bất cứ khi nào với điều kiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
b) HĐLĐ xác định thời hạn.
Điểm b Khoản 1 Điều 27 BLLĐ quy định:
“Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”.
Đối tượng áp dụng của loại HĐLĐ không xác định thời hạn này được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2003/NĐ-CP như sau: “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho những công việc xác định được thời điểm kết thúc trong khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng”.
Như vậy, theo quy định trên thì HĐLĐ xác định thời hạn được áp dụng cho công việc xác định được thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và thời hạn tối đa của loại hợp đồng này là 36 tháng. Nhìn chung, cách xác định như vậy là chưa thật sự hợp lí bởi việc xác định loại công việc nào kết thúc trong khoảng từ 12 tháng đến 36 tháng kể từ đó xác định loại hợp đồng tương ứng là rất khó. Mặt khác, hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại công việc như: công việc làm trong các dự án có giấy phép đầu tư là 5 năm, 10 năm, 15 năm…hay công việc trong lĩnh vực xây dựng mà thời hạn của công trình trên 36 tháng và xác định được thời hạn kết thúc. Những loại công việc xác định được thời hạn kết thúc trên 36 tháng như trên mà buộc NSDLĐ phải kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn là chưa thỏa đáng.
Trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp NLĐ và NSDLĐ có thỏa thuận ký kết HĐLĐ có thời hạn dài hơn 36 tháng. Theo quy định hiện hành thì những loại HĐLĐ là trái pháp luật. Tuy nhiên, để xác định loại HĐLĐ này có vô hiệu hay không và giải quyết hậu quả pháp lí như thế nào là vấn đề phức tạp. Vấn đề HĐLĐ vô hiệu và việc xử lí hậu quả chưa được quy định trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
“Hợp đồng này áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới 12 tháng hay để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm công việc khác có thời hạn, người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động nghỉ việc vì lý do khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu” (Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP).
Việc các nhà làm luật đưa ra các quy định về loại hợp đồng này nhằm đảm bảo tính linh hoạt của pháp luật trong việc cho phép các bên chủ thể (NLĐ và NSDLĐ) có thêm sự lựa chọn về hình thức để lựa chọn HĐLĐ phù hợp nhất đối với loại công việc mà NLĐ và NSDLĐ sẽ ký kết.
Đối với riêng cá nhân từng loại chủ thể: Loại HĐLĐ theo mùa vụ hay có thời hạn dưới 12 tháng này có ý nghĩa giải quyết trước mắt đối với những NLĐ mà hoàn cảnh thực tế không cho phép họ ký các hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm mà nếu ký HĐLĐ không xác định thời hạn là không cần thiết, hay do tính chất mùa vụ của công việc (Ví dụ: NLĐ có dự định sẽ chuyển nơi ở trong vòng 1 năm sau thì việc họ ký kết hợp đồng loại này với NSDLĐ vừa đảm bảo họ sẽ vẫn có thể có thu nhập trong khoảng thời gian chờ chuyển nhà, vừa không sợ gặp phải trường hợp phải chuyển nhà đi quá xa nơi làm việc trong khi HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ vẫn chưa hết thời hạn); Còn đối với NSDLĐ, HĐLĐ loại này rất có ý nghĩa đối với các trường hợp ký hợp đồng lần đầu với những người mới lần đầu tiên làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp…do NSDLĐ chưa biết rõ khả năng của NLĐ nê...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top