maiphuong250

New Member
Download Khóa luận Những giải pháp nâng cao vai trò của Tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trong giai đoạn hiện nay

Download miễn phí Khóa luận Những giải pháp nâng cao vai trò của Tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trong giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TCXH 5
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TCXH. 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm của TCXH 9
1.2 PHÂN LOẠI TCXH. 13
1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TCXH TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 21
2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 21
2.2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 28
2.2.1 hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đảng cộng sản Việt Nam 28
2.2.2 hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội. 30
2.2.3 Hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 41
2.2.4 Hoạt động tuyên truyền pháp luật của các TCXH khác 42
2.3 Hạn chế trong hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH 44
2.3.1 Hạn chế trong các quy định pháp luật. 44
2.3.2 Hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật của các TCXH. 45
2.4. Nguyên nhân. 46
2.4.1 Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền pháp luật. 46
2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật. 48
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TCXH TRONG LĨNH VỰC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 50
3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH. 50
3.2 Tăng cường mối quan hệ giữa TCXH và cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 51
3.3 TCXH xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật phù hợp với điều kiện mới. 53
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và vận động chấp hành pháp luật, theo đó các tổ chức thành viên của MTTQ phát động phong trào chấp hành pháp luật theo từng đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đề án phân công rõ trách nhiệm của MTTQ và các thành viên, trong đó:
Ủy ban Trung ương MTTQVN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình theo từng thời gian cụ thể; hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện đề án tại cộng đồng dân cư.
Hội NDVN phối hợp với các cơ quan tham gia đề án lồng ghép việc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong hội viên nông dân với phong trào nông dân sản xuất giỏi, hoạt động của câu lạc bộ nông dân.
Trung ương Đoàn TNCSHCM tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong đoàn viên thanh niên; phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, luật nghĩa vụ quân sự.. gắn với việc thực hiện đề án với phong trào “thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Với tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền pháp luật, nhất là trong giai đoạn hiện nay, ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012, theo đó đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Từ 80% đến 90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;
Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình;
95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động;
100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;
95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp đến đối tượng này;
Từ 95% đến 100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp;
Như vậy, theo chương trình này thì việc tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện đối với 6 nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người lao động, người sử dụng lao động; thanh thiếu niên; người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông…Chương trình được thực hiện với các đề án trọng tâm;
Đề án thứ 1: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số với sự tham gia của Hội Nông Dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPNVN;
Đề án thứ 2: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường với sự tham gia của Trung ương Đoàn TNCSHCM
Đề án thứ 3: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có các văn bản khác như: Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên đến 2010, đặt ra mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa và ý thức tuân theo pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên.
Tóm lại, có thể thấy rằng nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyên truyền pháp luật nói chung và hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH nói riêng, do đó đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, triển khai vào thực tiễn cuộc sống. Các văn bản trên đã tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế để các TCXH tham gia vào công tác tuyên truyền pháp luật, góp phần cùng cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền pháp luật trên phạm vi cả nước. Các văn bản pháp luật đã chỉ rõ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là quyền, là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi TCXH. Việc “luật hóa” hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH đã góp phần nâng hoạt động này lên một tầm cao mới, trở thành một trong những nội dung hoạt động chính của các tổ chức này, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước phối hợp với TCXH, mà cụ thể là MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp với Ủy ban Nhân dân xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật. Với tư cách là cơ quan nhà nước, nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động của mình, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và TCXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCXH trong việc thực hiện công tác này. Các chương trình tuyên truyền pháp luật đã nêu rõ mục tiêu cần đạt được; nội dung chương trình; thời gian thực hiện và đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra, theo đó các TCXH có thể phối hợp với cơ quan nhà nước, các TCXH khác hay tự mình thực hiện việc tuyên truyền pháp luật; phạm vi đối tượng được tuyên truyền pháp luật cũng được mở rộng đến tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của mọi thành phần trong xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những quy định phù hợp, tạo ra cơ sở cho hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH thì các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Phần lớn các văn bản pháp luật đều chỉ quy định chung chung là TCXH có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật cho nhân dân, giáo dục nhân dân ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân…mà không quy định rõ rằng để thực hiện hoạt động này các TCXH có thể sử dụng những hình thức, phương tiện tuyên truyền như thế nào; sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước ở mức độ nào để công tác này đạt kết quả tốt; chưa phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nước và TCXH trong các chương trình phối hợp tuyên truyền pháp luật, cơ quan nh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top