Casey

New Member
Download Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục





MỤC LỤC
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4
1.1. Lí luận về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4
1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 4
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 8
1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 14
1.2. Lí luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 16
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 16
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 17
Chương 2. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 24
2.1. Chủ thể của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 24
2.1.1. Nhà đầu tư 24
2.1.2. Cơ quan quản lí nhà nước 26
2.2. Điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 27
2.3. Các hình thức đầu tư 37
2.4. Thủ tục đầu tư 43
2.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 47
2.6. Ưu đãi, đảm bảo và khuyến khích đầu tư. 50
2.7. Quản lí nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 53
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 56
3.1. Tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 56
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 59
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục 61
3.3.1. Giải pháp kĩ thuật chung: 61
3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. 61
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chặt chẽ. Thêm vào đó, cần tuân thủ những quy định về nhà đầu tư theo quy định chung về đầu tư. Điều kiện tiếp nhận đầu tư nước ngoài phải đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, không xâm phạm văn hóa, thuần phong mĩ tục, không vi phạm điều cấm của pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế. Đó là những điều kiện chung, còn riêng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, điều kiện đầu tư phân theo hai nhóm chủ thể đầu tư:
Điều kiện đối với các nhà đầu tư trong nước
Căn cứ vào điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, điều kiện đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân như sau:
+ Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:
Nhà đầu tư trong nước gồm tổ chức cá nhân đủ năng lực chủ thể. Tất cả các văn bản pháp luật đều không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước. Chính vì vậy có thể hiểu rằng, một chủ thể muốn được sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thì nếu là cá nhân, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ; là tổ chức thì phải được thành lập hợp pháp.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số văn bản, ví dụ như Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về điều lệ trường đại học tư thục, tổ chức cá nhân tham gia góp vốn điều lệ thành lập trường Đại học tư thục ít nhất gồm 3 thành viên, trong đó mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ của trường đó. Tuy không quy định cụ thể điều kiện của các thành viên góp vốn nhưng tại mỗi cơ sở giáo dục có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, trong quy chế thành lập và hoạt động đều quy định điều kiện người đứng đầu tổ chức thay mặt duy nhất quyền sở hữu của cơ sở giáo dục (là Hội đồng quản trị nếu cơ sở giáo dục có từ hai thành viên góp vốn trở lên). Đối tượng tham gia hội đồng quản trị là những người có vốn xây dựng trường. Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu trong số thành viên hội đồng. Tùy thuộc vào hình thức thành lập cơ sở giáo dục, tùy từng bậc học mà pháp luật quy định khác nhau về điều kiện để có thể được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục. Ví dụ đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục: “Người có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khỏe, khi được để cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất 30 ngày hay bồi dưỡng cán bộ quản lí” hay “Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu của Hội đồng Quản trị; do Hội đồng Quản trị bầu và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng Quản trị ít nhất phải có bằng đại học trở lên”. (đối với trường đại học tư thục). Như vậy, tuy không trực tiếp quy định điều kiện chủ thể góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục ngoài nhà nước nhưng thiết nghĩ, để một cơ sở giáo dục ngoài công lập ra đời thì trong số những thành viên góp vốn phải có ít nhất một người đáp ứng được các điều kiện trên đây để có được chức danh “Chủ tịch hội đồng quản trị” của cơ sở giáo dục đó.
+ Thứ hai, điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập
Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập được chứa đựng trong các văn bản Quy chế, Điều lệ cơ sở giáo dục theo từng cấp học. Ví dụ Điều lệ trường đại học tư thục (Ban hành kèm quyết định số 61/2009/QĐ-TTg); Quy chế trường đại học dân lập (ban hành kèm Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg); Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành kèm quyết định số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT).
Theo các quy định này thì điều kiện để thành lập một cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn chung vẫn phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước; chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước; đủ tiêu chuẩn về diện tích, khuôn viên, đội ngũ giáo viên và số lượng người học… Điều kiện cụ thể tương ứng với từng loại hình cơ sở giáo dục.
Nếu là cơ sở giáo dục mầm non tư thục thì điều kiện thành lập ngoài các điều kiện chung như trên còn có điều kiện như: “có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; có đủ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu…”.
Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được quy định chi tiết về việc đặt nhà trường phù hợp quy hoạch chung của khu dân cư, thuận lợi cho trẻ em đến trường, đảm bảo an toàn về sinh, có tường bao ngăn cách khuôn viên với bên ngoài, công trình xây dựng phải đạt tiêu chuẩn về quy cách thiết kế, an toàn, đáp ứng nhu cầu nuôi dướng giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện cho trẻ khuyết tật sử dụng, phòng học, phòng sinh hoạt chung phải có diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho 1 trẻ, đủ ánh sáng có các thiết bị tối thiểu cho trẻ và giáo viên, có khu vệ sinh, nhà bếp và khối phòng khác cho nhu cầu hoạt động của nhà trường, có sân vườn v.v…
Điều kiện đối với giáo viên được quy định như sau: là công dân Việt Nam; chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương và tôn trọng trẻ em; sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những đó bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Người nuôi dạy trẻ ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc. Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lí giáo dục địa phương tổ chức. Điều đó phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Nếu là cơ sở giáo dục đại học dân lập, điều kiện thành lập như sau:
“1. Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này”.
Nếu là cơ sở giáo dục đại học tư thục, điều kiện xây dựng trường là ngoài những điều kiện chung như phù hợp v...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top