vanganhmm_52

New Member
Download Một cách nhìn về sự phát triển của hành chính và cải cách hành chính

Download miễn phí Một cách nhìn về sự phát triển của hành chính và cải cách hành chính





Năm 1991, Caiden (tr: 253) khẳng định rằng “Hầu hết các nước Thế giới Thứ ba nhận thấy rằng họ còn duy trì việc quản lý hành chính yếu kém. Họ đang tụt hậu về hành chính. Các hệ thống hành chính này cần được hiện đại hoá. Trước tình hình đó, việc thiếu năng lực hành chính gây bất lợi nghiêm trọng cho các nỗ lực phát triển của họ. Họ tiếp tục đặt niềm tin vào cải cách hành chính”. Tại các nước này, yêu cầu cải cách hành chính xuất phát từ một số lý do như sự yếu kém về năng lực hành chính, các dịch vụ cung cấp không có hiệu quả, tham nhũng gia tăng và nền dân chủ không được thực hiện (trích tiếp, tr: 252-245). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cải cách hành chính của các nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới có các trọng tâm và các đặc tính khác nhau và có các kết quả hay các thất bại khác nhau (Muttalib, 1985; Khan, 1989; Muhataba, 1989; Caiden, 1994).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ nhà nước phục vụ nhân dân với mục đích phi tư lợi. Chính khái niệm "quản trị tốt" nêu ở phần trên là được đặt trong trong khuôn khổ phát triển chung này.
Nhà nước Thị trường
Xã hội dân sự
Trên lý luận cũng như thực tiễn, sơ đồ nêu trên không có gì trái ngược lại với phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" của nước ta. Trong khi Đảng lãnh đạo bằng các chủ trương, đường lối đúng đắn của mình để hướng dẫn cho hoạt động của nhà nước và bảo đảm một xã hội lành mạnh, thì Nhà nước thực hiện vai trò quản lý và cai trị của mình để điều tiết thị trường và quản lý xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vấn đề đặt ra và hiện nay đang được thực hiện là Nhà nước tập trung vào các chức năng chính sách ở tầm vĩ mô, và tạo khuôn khổ cho hoạt động đúng đắn theo pháp luật của thị trường và xã hội, chứ không tực tiếp can thiệp thô bạo vào hoạt động chính đáng của các tác nhân khác. Nhân dân ta ngày nay có trình độ dân trí cao hơn, hiểu biết tốt hơn về pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiếng nói của nhân dân cả với hai hình thức dân chủ gián tiếp là thông qua các cơ quan thay mặt do dân cử, và trực tiếp có thể nêu chính kiến của mình, đóng góp vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, các tổ chức đoàn thể mang tính cộng đồng ngày nay đang thực hiện rất nhiều chức năng hỗ trợ, giúp đỡ cho cộng đồng dân cư sở tại trong các vấn đề thiết thực tới cuộc sống và công việc của người dân. (Xem thêm cuốn "Hành chính học và cải cách hành chính" của GS. Vũ Huy Từ và Ths. Nguyễn Khắc Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, 1998).
2.4.2 Các cuộc cải cách ở Phương Tây:
Xin lấy mốc bắt đầu của cải cách công vụ và hành chính là Bản báo cáo Fulton tại Vương quốc Anh vào năm 1968. Báo cáo này đã lưu ý các quan tâm về năng lực quản lý của nền công vụ. Báo cáo này khuyến nghị rằng “hệ thống công vụ cần mở cửa, để cho những người bên ngoài có thể được tuyển dụng vào tất cả các cấp bậc và để dỡ bỏ các rào cản tại hàng loạt vị trí trong cơ cấu thứ bậc cứng nhắc” (Hughes, 1998, tr: 57). Fulton đã thể hiện một cách nhìn hiện đại, dựa trên kết quả về công việc quản lý với bốn nội dung cấu thành nhiệm vụ quản lý tổng thể cho nền công vụ: (i) việc xây dựng chính sách theo định hướng chính trị; (ii) việc thành lập bộ máy thực hiện chính sách; (iii) việc vận hành bộ máy hành chính; và (iv) trách nhiệm giải trình trước nghị viện và công chúng. Báo cáo này có thể được ví như một khởi điểm của việc đưa các nguyên tắc quản lý vào hệ thống hành chính. Sau đó, Mac-ga-ret That-chơ đã thực hiện mạnh mẽ báo cáo này, được thể hiện trong tác phẩm của Flynn (1997, tr: 3) “không chính phủ nào đã từng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ này cho đến thời chính quyền Thát-chơ”.
Các nỗ lực cải cách này nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Phương Tây, như Wright (1994) đã viết: “... Những thập niên 1980 và 1990 là thời kỳ vàng son của cải cách hành chính trong toàn bộ thế giới Phương Tây”. Ví dụ như tại nước Mỹ đã có một yêu cầu cải tiến việc quản lý trong khu vực công, ít nhất từ thời chính quyền Cát-tơ trở đi. Bộ luật Cải cách Công vụ năm 1978 nhằm trao cho các nhà quản lý trách nhiệm lớn hơn đối với kết quả, đãi ngộ các nhà quản lý cấp trung bình dựa trên chế độ công tích và thành lập một nhóm tinh nhuệ tại cấp cao của nền công vụ thông qua việc thành lập một Bộ phận Công chức Cao cấp. Hughes (1998, tr: 58) đã viết:
“Mặc dù chú trọng vào vấn đề nhân sự, bộ luật này đã nỗ lực cải tiến việc quản lý trong khu vực công vốn đã tụt lạt sau khu vực tu.” Tại Úc, Đội điều tra được thiết lập năm 1982, và Thủ tướng Úc Malcolm Fraser đã lưu ý: “chính phủ tin rằng có một câu hỏi về việc liệu nền công vụ hiện hành có các công cụ quản lý, tính linh hoạt và các năng lực để giải quyết các thách thức đang tồn tại và trong tương lai. Các bộ và các cấp chính quyền phải không chỉ có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu hôm nay, mà còn đoán được các nhu cầu của ngày mai” (Úc, 1983, tr: 131).
Tại các nước khác như Ca-na-đa và Niu-dilơn, mặc dù có nhiều đặc điểm khác nhưng cũng diễn ra quá trình giống như vậy.
Mỹ: về phương diện cải cách hành chính, Mỹ nổi tiếng với các cuộc cải cách lớn như Chương trình Cải cách của Roosevelt (New Deal - Thời đại mới), việc Tổ chức lại Uỷ Ban Hoover và Rà soát Thực thi Quốc gia (NPR) của chính quyền Clinton-Gore. Nếu như New Deal là một chuỗi các ứng biến sáng tạo (Schlesinger, 1959, được Montgomery 1996 trích dẫn), các cuộc cải cách Uỷ Ban Hoover có xuất xứ từ truyền thống của nền hành chính (Moe, 1982; Thompson & Jones, 1995). Gần đây nhất, phong trào “Tái Sáng tạo Chính phủ” - các cuộc cải cách Clinton-Gore đã sử dụng nhiều nội dung từ học thuyết của quản trị kinh doanh (Wright, 1994, tr: 201). Tóm lại, ba cuộc cải cách này thể hiện thấu đáo sự thay đổi hành chính của nước Mỹ. Kickert (1997) cho rằng yêu cầu phải có một chính phủ có tính chất doanh nghiệp là sự thể hiện một quan tâm mới đối với công việc quản lý trong khu vực công ở Mỹ.
Các cuộc cải cách của Clinton-Gore xuất phát từ một truyền thống mới của nền hành chính công: lý thuyết và thực hành được rút ra từ công việc kinh doanh. Đầu tiên, các nỗ lực tập trung vào việc thực hiện của các công chức hành chính. NPR bao gồm nhiều sắc lệnh nhằm ứng dụng học thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào chính phủ. Montgomery (1996, tr: 955) đã viết:
“Học thuyết này đề cập đến khách hàng như là người phán quyết cuối cùng về việc thực hiện quản lý; khái niệm về kiểm soát chất lượng của học thuyết này sẽ được tiến hành ngay từ đầu cho đến tận cuối trong việc thiết kế và thực hiện chương trình; học thuyết này đề cập đến việc đạt được đầu ra chuẩn như là yếu tố then chốt đối với sự đồng đều về chất lượng; nó cho rằng nỗ lực của cả hệ thống quan trọng hơn nỗ lực đơn lẻ và là yếu tố quyết định chất lượng; học thuyết này đòi hỏi việc không ngừng cải tiến các phương pháp; học thuyết này yêu cầu sự tham gia của nhân viên nhằm đóng góp cho sản phẩm có chất lượng cao nhất; và quan điểm về chất lượng của học thuyết này bao hàm sự cam kết của toàn tổ chức”.
Nhưng sau năm 1994, hệ thống lập pháp do những người cộng hoà chiếm ưu thế gây áp lực mạnh mẽ tạo ra các nỗ lực nhằm hai mục tiêu: nâng cao việc thực thi công tác và làm gọn nhẹ chính phủ. Có thể nói, mục đích của hai nỗ lực này không ngoài việc thay đổi trên quy mô lớn cách thức hoạt động của hệ thống công vụ.
Anh quốc: Có thể so sánh với chủ nghĩa cá nhân, văn hoá bài trừ chính phủ ở Mỹ, Anh có một truyền thống công vụ đậm đà bản sắc và lâu đời (Walsh, 1995; Aucoin, 1995; Barberis, 1996; Cook et. al., 1998). Việc miêu tả "qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nghiên cứu một số kịch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp theo cách nhìn của lí th Văn hóa, Xã hội 0
R Thời xa vắng - Một cách nhìn chân thực và cảm thông Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận Cái nhìn nghệ thuật - Một phương diện chủ yếu của phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu Tài liệu chưa phân loại 0
D Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Những cách kết thúc một bức thư bằng tiếng Anh English 0
M Nghiên cứu một số phương thức chiến tranh thông tin trên mạng và cách phòng chống Luận văn Kinh tế 0
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạ Luận văn Kinh tế 0
K Cách sử dụng một số biểu mẫu trong bộ phận buồng tại khách sạn Hanoi Horison Luận văn Kinh tế 0
R Một số bài tập tình huống kinh tế thương mại tham khảo và cách giải quyết cụ thể Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top