Stanwick

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học
1.1. Khái quát chung về hoạt động tự học
1.1.1. Một số quan điểm về tự học
1.1.2. Một số khái niệm về tự học
1.1.2.1. Khái niệm tự học
1.1.2.2. Các hình thức tự học
1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học
1.2. Vai trò của tự học đối với sinh viên và đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
1.2.1. Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình tự học
12.2. Tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sinh viên
1.2.3. Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
Chương 2. Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học
2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình tự học các môn khoa học
xã hội và nhân văn của sinh viên
2.1.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về việc tự học các môn
khoa học xã hội và nhân văn
2.1.2. Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
2.1.3. Thực trạng về kết quả tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
2.2. Một số hạn chế của việc tự học các môn khoa học xã hội và
nhân văn
2.3. Nguyên nhân của thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học
3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên
3.3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học
3.3.1. Nhận thức về vai trò tích cực của sinh viên trong việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.3.2. Một số kỹ năng phục vụ hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn
3.4. Đảm bảo tốt cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên
KẾT LUẬN





















CẤU TRÚC TIỂU LUẬN.

Đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay.
Gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung
Kết luận
Trong đó, nội dung gồm 3 chương:
• Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn
khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học.
• Chương 2. Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học.
• Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học.










MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngay từ cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Đó là cả một cuộc cách mạng về giáo dục. Thực chất của cuộc cách mạng đó là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang lấy “việc học làm trung tâm”. Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng.
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên trong các trường Đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của các trường Đại học mà còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân toàn sinh viên. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là việc cần thiết. Song quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kĩ năng tự học bởi muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy để hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kĩ năng tự học.
Trong chương trình Đại học có nhiều nội dung môn học khác nhau, trong đó quá trình học tập các môn khoa học xã hội chiếm số lượng không nhỏ. Việc học tốt các môn này giúp cho sinh viên thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng,rèn luyện bản lĩnh chính trị dân chủ cách mạng cùng với việc rèn luyện kĩ năng hoạt động thực tiễn đây là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Để học tốt môn học khoa học xã hội và nhân văn thì việc tự học đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc tự học của sinh viên còn nhiều bất cập, đa số sinh viên khi tiếp xúc với các môn khoa học khoa học xã hội và nhân văn còn khá lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập hợp lý.
Vì vậy với kiến thức nhỏ về vấn đề tự học của sinh viên em xin mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học.
Tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên em mong được sự góp ý của cô giúp em hoàn thành tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn định hướng phương pháp tự học cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay, đề xuất các giải pháp tự học cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường Đại học.
2. Nhiệm vụ
- Làm rõ lý luận về chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học.
- Đánh giá thực trạng việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong các trường Đại học.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tư học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong các trường Đại học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cuả sinh viên trong các trường Đại học.
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cơ sơ lí luận: dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản về giáo dục đào tạo, lí luận phương pháp giáo dục hiện đại.
- Phương pháp nghiên cứu: duy vật biên chứng, phân tích tổng hợp, so sánh, kháo sát thực tế sinh viên một số trường …










NỘI DUNG

Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học
1.1. Khái quát chung về hoạt động tự học
1.1.1. Một số quan điểm về tự học
Trong giáo dục - đào tạo, dạy và học có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó người dạy giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Dưới tác động sư phạm của người dạy, người học là khách thể tiếp thu một cách có ý thức những tác động đó để tiến hành hoạt động nhận thức của mình. Song đồng thời người học cũng là chủ thể nhận thức, tự giác, tích cực, độc lập tiến hành các hoạt động nhận thức của mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn lọc và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành hay biến đổi những tình cảm hay thái độ. Đó là quan niệm tổng quát về dạy và học và theo cách tiếp cận thông tin. Và trong lịch sử cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về tự học.
Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác–Lênin cho rằng: việc lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được xem là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của người học. Đó là một quá trình vận động của tư duy, là sự giải quyết mâu thuẫn nội tại, từ chỗ chưa hiểu biết gì đến chỗ hiểu biết, từ chỗ hiểu biết chưa đầy đủ và chính xác đến chỗ hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn, từ chỗ chưa có kỹ năng đến chỗ có kỹ năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Về cơ bản, hoạt động học tập diễn ra theo quy luật nhận thức chung “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, trong đó tự học nằm trong quá trình học tập.
Lênin với câu nói nổi tiếng : “ Học! Học nữa!Học mãi” đã khẳng định ý chí và nghị lực quyết tâm học tập suốt đời. Để làm được điều đó đòi hỏi bản thân người học phải có ý thức tự học, học tập phải là nhiệm vụ thường xuyên, được tiến hành bền bỉ, lâu dài, có củng cố, rèn luyện mới đạt hiệu quả cao.
Trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử cũng là người hết sức đề cao việc học tập. Theo ông làm người cũng phải học làm quan chính trị cũng phải học. Khổng Tử cho rằng mọi người đều cần học, có học mới có thể biết được thế nào là: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương. Ông chủ trương dạy điều gì cũng phải để học trò có sức suy nghĩ tìm tòi. Theo ông, học phải gắn với tập và hành. Học mà có tập thì nhớ lâu, thạo việc. Sau học là hành nghề, khi đã hành cần tiếp tục học nữa. Như vậy, có thể nói phương châm chính của Khổng Tử là “học không biết chốn, dạy không biết nơi”.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về tự học
1.1.2.1. Khái niệm tự học
Trong một số giáo trình, tài liệu đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
Nhà tâm lý học N.RUBAKIN coi: tự tìm lấy kiến thức - có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cảỉ tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của chúng ta.
Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó Giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học Đại học” thì “ tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hay ở ngoài lớp, theo hay không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định”.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “ tự học – là tự mình đổi mới suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp..) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
Từ những quan điểm về tự học nêu trên. Có thể đi đến định nghĩa chung về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được nội dung nhất định.
Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập của người học nhằm lĩnh hội, củng cố, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Hoạt động tự học có một số đặc điểm cơ bản sau: là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân; người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân; người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học; tự học giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
1.1.2.2. Các hình thức tự học

Sáu là sinh viên cũng cần chủ động trong học tập: trước hết là phải tạo tâm trạng thoải mái khi học, tâm trạng thoải mái trước khi học sẽ tạo ra hứng thú đối với sinh viên điều này sẽ giúp cho việc học có hiệu quả hơn. Tránh học vẹt mà cần thường xuyên ôn lại bài. Để học mau thuộc và không lẫn lộn cần đọc bài trước khi đến lớp để nắm sơ bộ bài mới; chú ý nghe giảng; ghi chép những ý chính và ôn lại bài sau mỗi buổi học. Trong quá trình học, việc học kết hợp với sử dụng các giác quan sẽ giúp người học liên tưởng điều đang học với những vấn đề có liên quan; hình dung ra vấn đề để hiểu, nắm chắc bài và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó phải thường xuyên liên hệ thực tiễn. Học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đai học không chỉ mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, sinh viên phải nắm chắc lý luận, liên hệ sát với thực tiễn, vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra để có thái độ tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên đưa ra.
Bảy là thường xuyên ôn tập bài học là một trong những nội dung của hoạt động tự học của sinh viên. Sinh viên thường có thói quen đến kỳ thi mới lao vào học. Cách học này là do sinh viên chưa có thói quen ôn tập thường xuyên. Ôn bài ngay sau mỗi bài giảng giúp sinh viên tổng hợp, nắm chắc, hiểu sâu kiến thức. Để ôn tập có hiệu quả, cần khái quát, hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong một học phần hay giữa các học phần, tìm hiểu mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Phải ôn toàn diện sau đó ôn trọng tâm, trọng điểm. Khi ôn tập, sinh viên phải biết khái quát thành những vấn đề hay cụm vấn đề, sau đó xây dựng đề cương chi tiết hay sơ đồ cây. Không nên mượn đề cương của người khác để ôn tập vì như vậy kết quả thi sẽ không cao và kiến thức không bền vững.
Thi và kiểm tra là thước đo đánh giá trình độ của sinh viên, giúp họ rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết mỗi vấn đề. Vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải có tư duy logic, biện chứng, phản ứng linh hoạt với các tình huống phức tạp, bất ngờ. Trong thi vấn đáp, thi viết, sinh viên cần phân tích kĩ nội dung, yêu cầu đề ra để xây dựng đề cương trả lời. Chú ý điều chỉnh nội dung, thời gian trả lời phù hợp, bình tĩnh và tự tin trả lời không bị chi phối bởi những người xung quanh nhất là trong khi thi viết.
Một trong những hoạt động quan trọng của sinh viên là nghiên cứu khoa học. Hoạt động này giúp sinh viên rèn kỹ năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp,…là những kỹ năng cần thiết trong học tập và công tác sau này. Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình tự học, vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học và phương pháp bộ môn vào giải quyết một vấn đề cụ thể. Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc, tinh thần say mê trong nghiên cứu, thể hiện thực lực của mình.
Để việc tự học đạt hiệu quả cao, mỗi sinh viên cần có kế hoạch học tập cụ thể khoa học, đảm bảo cân đối giữa chế độ học tập và nghỉ ngơi, ăn uống.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn là giải pháp chủ yếu đề góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo sinh viên trong trường Đại học hiện nay. Từ thực tế trên, muốn nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên phải đổi mới và từng bước hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm. Quá trình đào tạo phải gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đồng thời, phải biết phát huy mọi nỗ lực chủ quan của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên, đặc biệt là nâng cao nhận thức của sinh viên về việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của mỗi sinh viên. Mặt khác, nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng đảm bảo tài liệu, vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại phục vụ cho hoạt động học tập.
Để những giải pháp trên được thực hiện đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu trường, sự giúp đỡ của các cơ quan ban, ngành, các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục – đào tạo.
Để nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có vai trò và vị trí khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đặc biệt là nhóm giải pháp đối với sinh viên sẽ góp phần to lớn vào phát huy vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo trong tự học, nêu cao tinh thần độc lập trong nghiên cứu của sinh viên nhằm góp phần nâng cao hơn nữa trong chất lượng đào tạo sinh viên trong trường Đại học.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Những phương pháp nhằm nâng cao hoạt động tự định hướng học tập đối với sinh viên hiện nay., đề tài nâng cao chất lượng tự học môn KHXHNV quân sự, Tiểu luận về nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, “Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình tự học theo quan điểm giáo dục hiện đại”,, các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội, đặc điểm các môn khao học xã hội và nhân văn, tiểu luận về vấn đề tự học của sinh viên sư phạm, naang cao công tác giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, tính cấp thiết của phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, kinh nghiệm nâng cao chất lượng tự học trong nhà trường quân đội, lý luận về tự học của sinh viên, đề tài khoa học nâng cao hứng thú học tập môn khoa học xã hội nhân văn, Các giải pháp để nâng cao hiệu quả môn khtn, phương pháp học tập các môn khoa học xã hội nhân văn, đề tài: nâng cao chất lượng tự học tập trong nhà trường quân đội, thực trạng học tập các môn khoa học xá hội và nhân văn trong quân đội, nhóm giải pháp tăng cường tự học cac môn KHXHNV, Tác giả Nguyễn Kỳ cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là hoạt động trong đó người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. T, KHÁI NIỆM CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, Về khái niệm và đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn, đặc điểm các môn khoa học xã hội nhân văn trong nhà trường quân đội, Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quá trình tự học cho sinh viên, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong vấn đề nhân cách, Chủ đề 1: Vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong cuộc sống và học tập của sinh viên. Vận dụng vào ngành nghề được đào tạo?
Last edited by a moderator:

thao_chtm2022

New Member
Xin chào bạn. Làm phiền bạn có thể gửi cho t xin bản full bài viết này được không? Thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top