Download Tiểu luận Phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN





Theo đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản văn hóa – thông tin năm 1998 định nghĩa “cơ chế” là cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng cơ sở theo đó mà thực hiện. Trên cơ sở đó có thể hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở đường hướng cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại.
Như chúng ta đã biết thì cơ chế giải quyết tranh chấp bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau: cơ quan giải quyết tranh chấp; các nguyên tắc giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục và thi hành phán quyết. Về cơ bản thì cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN được quy định trong Nghị định thư năm 2004 có nhiều điểm tương đồng với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Thực chất, đó là sự mô phỏng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với một vài thay đổi cho phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ASEAN.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, ASEAN đã ngày càng hoàn thiện và vững mạnh hơn, sự hợp tác giữa các quốc gia được đẩy mạnh không ngừng, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác cùng phát triển của các nước thành viên thì để đi đến một ý chí thống nhất về xây dựng và phát triển ASEAN. ASEAN đã phải cố gắng giải quyết những tranh chấp, bất đồng xảy ra trong các lĩnh vực giữa các quốc gia thành viên, trong đó có những tranh chấp kinh tế- thương. Vì vậy hoạt động giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng đã dần được thể chế hóa và hoàn thiện trong khuôn khổ pháp lí của tổ chức này.
NỘI DUNG
I. Phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp
1. Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại
- Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM
Hội nghị quan chức cao cấp SEOM có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm; Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm; Giám sát việc thực hiện các phán quyết đã được SEOM thông qua; Cho phép việc hoãn thi hành các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo quy định của các hiệp định của ASEAN.
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN
Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN có thẩm quyền thành lập cơ quan phúc thẩm gồm 3 thành viên trong số 7 thành viên của Cơ quan phúc thẩm thường trực do AEM bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm.
- Ban thư ký ASEAN
Ban thư ký ASEAN có trách nhiệm giúp cho Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, đặc biệt trong các vấn đề pháp lý, dịch sử có liên quan cũng như những trợ giúp về mặt kỹ thuật; trợ giúp cho SEOM trong việc giám sát quá trình thực thi các phán quyết, đồng thời là nơi tiếp nhận tất cả các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp.
a. Về ưu điểm
Thứ nhất, Nghị định thư năm 2004 đã sử dụng các nguyên tắc đồng thuận phủ quyết cho việc thành lập Ban Hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Điều này là một cải tiến quan trọng so với Nghị định thư năm 1996 vì nó đảm bảo cho việc tất cả các tranh chấp đã thông qua tham vấn mà không có kết quả thì đều có thể giải quyết tại Ban Hội thẩm. Hơn nữa, trong Nghị định thư năm 2004, Ban Hội thẩm là cơ quan trực tiếp xem xét và giải quyết tranh chấp, đưa ra các khuyến nghị và kết luận cho tranh chấp đó, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ xem xét và tìm kiếm các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp, rồi trình báo cáo lên SEOM để cơ quan này xem xét và ra quyết định.
Thứ hai, ASEAN còn có Cơ chế tham vấn giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư (ACT) dựa theo mô hình của EU. Đây là một nỗ lực nhằm tăng cường hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Theo cơ chế này, các doanh nghiệp có thể chủ động khiếu nại trực tiếp tới các cơ quan quản lý Nhà nước qua mạng Internet khi gặp phải trở ngại trong quá trình thực thi các hiệp định của ASEAN. ACT còn cho phép doanh nghiệp bảo vệ lợi ích từ các chương trình hội nhập kinh tế trong ASEAN như chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), chương trình ưu đãi hội nhập (AISP).
Theo cơ chế này các nước thành viên ASEAN sẽ cử ra một cơ quan đầu mối nhận và xử lý khiếu nại của doanh nghiệp và điều phối, hợp tác với cơ quan hữu quan trong quá trình xử lý thông tin. Ở Việt Nam cơ quan đầu mối là Vụ chính sách thương mại đa biên. Ưu điểm lớn nhất của cơ chế này là thời hạn giải quyết khiếu nại. Theo quy định nước nhận đơn khiếu nại phải có phản hồi cho doanh nghiệp trong vòng bảy ngày xem liệu có chấp nhận đơn không. Một khi được chấp nhận thì nước bị khiếu nại phải giải quyết trong vòng 30 ngày. Với thời gian linh hoạt cho phép tối đa thêm 30 ngày. Như vậy việc giải quyết có thể nhanh hơn nhiều so với một quy trình khiếu nại thông thường qua đường công văn.
b. Về nhược điểm
Thứ nhất, phạm vi hoạt động của Cơ quan Phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng. Theo như cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay của ASEAN, cơ quan Phúc thẩm chỉ xem xét việc áp dụng và giải thích pháp luật của Ban Hội thẩm chứ không xem xét toàn bộ các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp.
Thứ hai, có thể thấy, thủ tục giải quyết tranh chấp bao gồm 4 giai đoạn: Tham vấn, hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết. Nhưng Trên thực tế kể từ khi có Nghị định thư đến nay, một số vấn đề tranh chấp đã phát sinh giữa các nước ASEAN, trong đó có những vụ liên quan đến Việt Nam, các vụ tranh chấp đều được giải quyết ngay từ giai đoạn tham vấn, hoà giải mà chưa bao giờ phải thành lập ban hội thẩm. Trong khi cơ quan giải quyết tranh chỉ thực hiện thẩm quyền của mình đến khi vụ việc được trình lên SEOM. Vì vậy, các cơ quan này không phát huy hết được chức năng giải quyết tranh chấp của mình. Mặt khác, cần tăng cường vai trò của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp trong khâu tham vấn, hòa giải để có những phán quyết đúng đắn cho những vụ tranh chấp.
Thứ ba, một thực tế là cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã ưu tiên trong việc lựa chọn thành viên của Ban Hội thẩm trong các nước thành viên ASEAN, bên cạnh đó là triển vọng cho các ứng cử viên khác đến từ quốc gia ngoài ASEAN. Quy định này không tạo ra được một lợi thế gì trong mối quan hệ giữa các cá nhân đó, tuy nhiên nếu quá coi trọng điều này, sẽ bỏ qua các cá nhân thực sự có năng lực và trình độ hơn, cũng như làm hạn chế cơ hội để học hỏi những cá nhân có điều kiện kinh nghiệm đến từ các quốc gia khác, đặc biệt là từ các quốc gia phát triển.
II. Phân tích và đánh giá ưu điểm và hạn chế của trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp:
1. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
Giai đoạn thứ nhất tham vấn, trung gian, hòa giải:
Ở giai đoạn này giai quyết hòa bình các tranh chấp thong qua thương lượng hữu nghị giữa các bên. Khi có ý kiến phẩn đối của các nước thành viên khác về bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải thích, áp dụng hiệp định hay áp dụng hiệp định liên quan, các nước thành viên phải tạo cơ hội thỏa đáng cho việc giải quyết tham vấn và giải quyết những bất đồng đó trên cơ sở thiện chí, hữu nghị giữa các bên. Yêu cầu tham vấn này phải được trả lời trong thời gian quy định. Trước khi yêu cầu thành lập ban hội thẩm, các bên tiến hành hòa giải hay thông qua bên thứ ba để giải quyết tranh chấp. Biện pháp trung gian, hòa giải hay dàn xếp có thể diễn ra bất cứ lúc nào khi các bên đồng ý tiến hành nó .
Giai đoạn thứ hai, Giải quyết tranh chấp tại ban hội thẩm:
Nếu các nước thành viên được yêu cầu tham vấn không trả lời yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, hay không tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kê từ ngày nhận được yêu cầu hay cuộc tham vấn giữa các bên tranh chấp không giải quyết được trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn thì vấn đề này sẽ được trình lên SEOM. Ban hội thẩm sẽ được thành lập trong vòng 45 ngày dù tại cuộc họp ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top