Rudy

New Member
Download Đề tài Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển

Download miễn phí Đề tài Đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 2
QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 2
1. Các vấn đề cơ bản của dân số 2
2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 2
II. HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Ở CAIRO – AI CẬP NĂM 1994 3
III. QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 5
1. Dân số và kinh tế 5
2. Dân số và xã hội 10
3. Dân số với tài nguyên và môi trường 16
CHƯƠNG II: 19
VIỆT NAM – VỚI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CHO DÂN SỐ 19
PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN 19
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 20
II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CHO DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM 21
1. Chính sách kinh tế 21
2. Các chính sách xã hội 24
3. Chính sách đối với tài nguyên - môi trường 32
Tài liệu tham khảo 36
KẾT LUẬN 37
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đặt vào vị trí thứ yếu trong mọi hoạt động của xã hội.
2.3.2. Phụ nữ và nam giới với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản
Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã coi công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu cần được sự quan tâm ủng hộ và hợp tác của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó chủ thể quan trọng nhất và có tính quyết định thuộc về mỗi một người nam và nữ trong xã hội.
Các chương trình dân số có thể hiểu là quyền của nam giới và phụ nữ được thông tin và có thể tiếp cận với những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và phù hợp với khả năng kinh tế; quyền được chăm sóc y tế để đảm bảo cho người phụ nữ được an toàn trong quá trình mang thai và sinh nở.
Cần phải có cách nhìn nhận khác trong việc xác định vai trò của người nam giới. Vì nếu các chương trình kế hoạch hóa gia đình chỉ tập trung vào đối tượng là nữ giới thì vô hình dung nam giới được đặt bên ngoài và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người phụ nữ, như vậy các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Những suy nghĩ lệch lạc về giới của xã hội cũng góp phần tăng sức ép tâm lý của người phụ nữ về trách nhiệm của mình. Lo nghĩ làm sao thực hiện tốt được các “chức năng truyền thống” của người phụ nữ trở thành gánh nặng trong cuộc đời của rất nhiều phụ nữ. Một chương trình dân số chỉ tập trung vào phụ nữ, thiếu những chính sách hỗ trợ và dư luận tích cực nhằm khuyến khích, động viên nam giới tham gia sẽ càng làm tăng sự bất bình đẳng về giới và hạn chế hiệu quả khi thực hiện.
Trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến bình đẳng giới cần quán triệt các hiểu rằng: bình đẳng giới không có nghĩa là cần phải thực hiện một sự ngang nhau của nam giới và nữ giới trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội theo phương châm phụ nữ có thể và có quyền làm tất cả những gì mà nam giới có thể và có quyền làm. Bình đẳng giới là tạo ra những điều kiện, cơ hội ngang nhau để mọi người (cả nam – nữ) thể hiện được khả năng của mình mà không làm triệt tiêu những sự khác biệt tự nhiên giữa hai giới. Bình đẳng giới mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Vấn đề đặt ra là muốn đạt được cân bằng về giới trong lĩnh vực dân số nhằm mục đích phát triển, phải cải thiện mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới về những vấn đề kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, chăm sóc, giáo dục con cái, về sự hiểu biết cũng như trách nhiệm chung của họ để phụ nữ và nam giới là những người cộng tác bình đẳng trong mọi hoạt động chung và trong đời sống riêng tư.
3. Dân số với tài nguyên và môi trường
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cần quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa dân số với môi trường. Bản tuyên bố Amxtecdam năm 1989 đã khẳng định “Dân số, môi trường và tài nguyên là một thể liên kết khăng khít”, và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo “Mối liên hệ bền vững giữa số lượng người, nguồn tài nguyên, sự phát triển”. Số dân tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không có sự bảo tồn và tái tạo sẽ dẫn đến hệ quả không thể tránh được là môi trường tự nhiên bị suy thoái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Môi trường được phân chia thành: môi trường sinh thái và môi trường tự nhiên.
Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên bao gồm tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được.
Quy mô dân số gia tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, đe dọa làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các nước có tỷ lệ tăng dân số cao sẽ gây thêm sức ép đối với khai thác đất đai và môi trường tự nhiên. Có thể dùng công thức sau để minh họa:
Q = P * A và I = P * A * T
Trong đó: - Q là quy mô khai thác (sử dụng) tài nguyên
- P là quy mô dân số
- A là bình quân sử dụng tài nguyên theo đầu người
- I là quy mô ô nhiễm môi trường
- T là hệ số ô nhiễm công nghiệp
Như vậy, quy mô sử dụng tài nguyên và quy mô ô nhiễm môi trường tỷ lệ thuận với quy mô dân số, mức độ sử dụng tài nguyên theo đầu người và hệ số ô nhiễm công nghiệp. Ở nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển, sự gia tăng quy mô dân số là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó ở các nước phát triển, sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Việc phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn cũng có tác dộng quan trọng đến môi trường. Cùng với quá trình đô thị hóa ồ ạt đã đặt ra những thách thức về môi trường đối với các thành phố về vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường sống, nhu cầu nước sạch, giao thông vận tải, rác thải...
Tăng trưởng sẽ biến mất do dân số tăng nhanh không kiểm soát nổi. Thực chất của mối quan hệ này đòi hỏi các chính sách phải đưa ra được các biện pháp thiết thực để hạn chế việc tăng dân số, bảo vệ tài nguyên môi trường. Những biến động dân số trong tương lai, đặc biệt là xu hướng gia tăng dân số vẫn còn nhanh trong thế kỷ 21 thì hệ lụy đến môi trường sống và tài nguyên là rất lớn. Theo dự báo dân số của thế giới vào năm 2100 sẽ là 10,185 tỷ người, kéo theo đó là hàng loạt những nhu cầu thiết yếu gia tăng, trong khi đó khă năng tải của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn.
Đối với nước ta, dân số sinh sống chủ yếu ở nông thôn, vì vậy cần phải có chính sách quản lý mức sinh để dân số ở nông thôn phù hợp với sức nuôi của đất, nông dân có thể dựa vào đất đai để sống. Áp lực dân số của nước ta đang gây ra sự căng thẳng không kham nổi cho sức chịu đựng của môi trường cả nước, do vậy sẽ khó thực hiện một kế hoạch ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quỹ đầu tư tín thác trong việc tạo vốn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Xây dựng thang, bảng lương cho công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hương giang Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng thang bảng lương theo đánh giá gía trị công việc cho công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi n Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
X Cơn sốt đất Bình Dương - Dự án KDC Thiên Phúc cơ hội cho nhà đầu tư Thị trường, Mua bán 1
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top