Download miễn phí Tiểu luận Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
1. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước 2
1.1. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước 2
1.1.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước 2
1.1.2. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát 3
1.2. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội 4
1.3. Nhân dân lao động tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở 4
1.4. Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước 5
2. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay. 6
2.1. Trong việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước 6
2.1.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước 6
2.1.2. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát. 7
2.2. Trong việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội 8
2.3. Trong việc tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở 9
2.4. Trong việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước 10
Kết luận 10
Danh mục tài liệu tham khảo 11
Lời nói đầu
Điều 3 Hiến pháp năm 1992 cũng ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân ”. Như vậy tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân, được nhà nước củng cố và bảo đảm thực hiện thông qua những quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân . Bản chất này tiếp tục được củng cố và ghi nhận trong các ngành và lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong quản lý hành chính nó còn được nâng lên thành một nguyên tắc cơ bản của ngành, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước. Chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công.
Như vậy nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước là một nguyên tắc quan trọng và nội dung của nó được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.


1. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước
Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện gồm có: tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước; tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội; tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở hay trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính.

1.1. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Với việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao động có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là cách tham gia quản lý hành chính nhà nước tích cực và hiệu quả nhất mà nhân dân lao động có thể tham gia. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng có thể tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước mà chỉ những người đáp ứng được đầy đủ những điều kiện luật định mới có thể tham gia. Đó thường là những điều kiện về độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhân phẩm, đạo đức…tùy thuộc vào từng cơ quan nhà nước.

1.1.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước
Đối với các cơ quan như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đây là những cơ quan thay mặt do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Điều 54 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Như vậy có hai hình thức người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Thứ nhất, người lao động có quyền tham gia vào quá trình lực chọn, bầu ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thông qua cơ chế bầu cử. Những đại biểu được bầu phải thay mặt cho lợi ích của nhân dân lao động, phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, giúp đỡ và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân… Nói cách khác đây là một hình thức người lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây cũng là hình thức rộng rãi nhất để người lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước.
Thứ hai, người lao động còn có quyền ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trực tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Ở cương vị này, người lao động có thể trực tiếp xem xét và quyết định không chỉ các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước mà còn các vấn đề quan trọng khác của đất nước hay của từng địa phương như xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, luật, pháp lệnh; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay của địa phương; bầu, miễn nhiệm các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước; quyết định các chính sách dân tộc, tôn giáo…

1.1.2. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát
Bên cạnh các cơ quan quyền lực nhà nước, trong bộ máy nhà nước còn có các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát. Người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan này thông qua cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để trở thành cán bộ hay thông qua cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm để trở thành công chức, trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành các công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước.
1.2. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Ngoài việc tham gia vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao động còn có quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội và nhà nước sẽ đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện quyền đó. Các tổ chức xã hội cũng được nhà nước trao cho những vai trò, quyền và nghĩa vụ nhất định trong quản lý hành chính nhà nước. Điều 9 Hiến pháp năm 1999 ghi nhận “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chính thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”. Bên cạnh việc trao quyền, nhà nước cũng tạo điều kiện và giúp đỡ các tổ chức xã hội về mặt vật chất và tinh thần, để các tổ chức đó trợ giúp đắc lực cho người lao động thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
Thực tế cho thấy các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia. Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội vai trò của người lao động trong quản lý hành chính nhà nước được phát huy một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top