blog_kiss

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A.LỜI MỞ ĐẦU


Với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình văn hóa mới, phát huy những truyền tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình đã đặc biệt chú ý đến những chuẩn mực pháp lý để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đó. Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần hạn chế những tập tục lạc hậu tàn dư phong kiến. Trong đó điều kiện kết hôn được coi là yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên do một số điều kiện kinh tế - xã hội mà những điều kiện đó chưa được tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng kết hôn trái pháp luật.
Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của xã hội như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc. Vì vậy nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Việc hủy kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới hai bên kết hôn mà còn gây hậu quả cho con cái của họ. Để tìm hiểu rõ hơn về hậu quả của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật nhóm chúng em đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Hi vọng việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
B.NỘI DUNG CHÍNH


1. Hủy kết hôn trái pháp luật
1.1 Khái niệm
Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều 9, 10 Luật Hôn nhân-Gia đình và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó. Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ trái pháp luật.
Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ. Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.
1.2 Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật
Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn.Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại điều 9 và 10 luật hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, khi có yêu cầu tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Tuy nhiên tòa án cần xem xét, đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ để từ đó có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm thấu tình đạt lý.
1.3 Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
• Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn. Khi nam chưa bước sang tuổi hai mươi, nữ chưa bước sang tuổi mười tám mà đã kết hôn đối với trường hợp này tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật.
• Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hay của cả hai bên nam nữ khi kết hôn.
• Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn
• Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác
• Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau
2.Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật- Lý luận và thực tiễn
Bên cạnh ly hôn thì hủy kết hôn trái pháp luật cũng dẫn đến chấm dứt hôn nhân. Khác với ly hôn – là do có nguyên nhân phát sinh từ cuộc sống vợ chồng thì hủy kết hôn trái pháp luật là do có vi phạm về điều kiện kết hôn, tảo hôn…. Theo điều 17 luật Hôn nhân và gia đình quy định hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật gồm:
1. Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2.Quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp cha mẹ bị ly hôn.
3.Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con”.
2.1 Quan hệ nhân thân
Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị coi là trái pháp luật thì Nhà nước không thừa nhận hai người trong quan hệ hôn nhân đó là vợ chồng, do đó kể từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống với nhau cho đến khi tòa hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa từng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của tòa án có hiệu lực pháp luật “hai bên không được duy trì quan hệ vợ chồng nữa”. Như vậy, nếu trước khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hai bên đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân như quan hệ vợ chồng với nhau thì khi có quyết định hủy của tòa án buộc các bên phải chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau.
Trên thực tế, việc chấm dứt quan hệ nhân thân sau khi hủy việc kết hôn là rất khó thực hiện. Có nhiều trường hợp quan hệ như vợ chồng vẫn được tiếp tục duy trì giữa một người có năng lực hành vi dân sự với một mất năng lực hành vi dân sự, giữa những người cùng giới tính hay giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi…Có trường hợp khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng các bên vẫn duy trì quan hệ tình cảm với nhau, vẫn yêu thương chăm sóc nhau. Bởi lẽ quan hệ nhân thân là quan hệ tình cảm, là lợi ích về tinh thần. Việc tòa án buộc họ chấm dứt cuộc sống chung không có nghĩa là chấm dứt quan hệ tình cảm (trừ trường hợp bị lừa dối, cưỡng ép mà tự nguyện từ bỏ hôn nhân trái pháp luật). Vd: Năm 2000, anh Hùng thường trú tại Hòa An –Cao Bằng là chồng hợp pháp của chị Xuân, nay lại kết hôn trái pháp luật với chị Nhung. Khi bị tòa án hủy hôn nhân, anh ta về sống hợp pháp với vợ nhưng vẫn thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ chị Nhung vì anh ta vẫn yêu thương người đó. Như vậy, khi quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án cần tùy vào từng trường hợp mà đưa ra những chế tài cụ thể “xử lý thấu tình đạt lý”.

Biện pháp quan trọng nhất là cần hoàn thiện nâng cao chất lượng của luật hôn nhân và gia đình, cùng hệ thống văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các quy định liên quan đến hủy kết hôn trái pháp luật. Sửa đổi ban hành luật hôn nhân và gia đình phải đảm bảo đồng bộ với luật dân sự và các luật khác có liên quan. Luật cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng tư trang cá nhân bao gồm những gì, có nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Khi có tranh chấp từ tài sản này tùy từng trường hợp cụ thể mà xem xét giá trị của chúng so với tài sản của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính xác và hợp lý.
Cần tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, đặc biệt chú trọng đến hoạt động xét xử và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán tòa án nhân dân huyện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hôn nhân gia đình ở những vùng sâu vùng xa. Để hạn chế hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật cần tuyên truyền các điều kiện kết hôn để mọi người hiểu, đặc biệt là tại các cơ quan đăng ký kết hôn cần kiểm tra xác minh rõ về hồ sơ đăng ký kết hôn có đúng với thực tế hay không. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan , tổ chức cá nhân có thẩm quyền giúp đỡ hỗ trợ tòa án về cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan. Tòa án nhân tối cao cần định kỳ ban hành các tập hợp án điển hình để tòa án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử.

C. KẾT LUẬN



Để đạt được hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật tòa án cần điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm, hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ kể từ khi kết hôn của họ để từ đó tòa án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm thấu tình đạt lý.
Hi vọng bài tập này của chúng tui với những liệt kê, phân tích tổng hợp trên sẽ góp phần tích cực trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn và hậu quả pháp luật của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Từ đó rút ra được những bài học, những hướng giải quyết tốt hơn, sâu sắc và đầy đủ.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này chúng em còn nhiều thiếu sót do chưa có kĩ năng nghiên cứu thành thục. Tập thể chúng tui hi vọng nhận được những góp ý của của thầy cô để có thể thực hiện đề tài một cách tốt hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top