thuy_cute_hp

New Member
Download Đào tạo luật ở Liên Bang Nga và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam

Download miễn phí Đào tạo luật ở Liên Bang Nga và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam





Đào tạo sau đại học ở Nga khá phát triển so với các nước bởi đối với những người muốn khẳng định vị trí công tác của mình hay muốn trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học thì học tập và nghiên cứu sau đại học là một việc bắt buộc.
 
Để phù hợp với hệ thống giáo dục chung của các nước Châu Âu, từ năm 1993 Liên bang Nga đã tham gia Hiệp định Bôlônhơ (Bologna) quy định về hệ thống giáo dục đại học gồm 02 giai đoạn (02 bậc): bậc cử nhân (бакалавр, Bachelor's degree) và bậc Thạc sỹ (hay Chuyên gia - магистр, Master's degree).
 
Chính phủ Liên bang Nga đã ban hành Luật giáo dục đại học và sau đại học, trong Luật này có những thay đổi về cơ cấu khóa học, thời hạn và trình độ đào tạo so với những năm trước đó. Các trường đại học được quyền lựa chọn thời hạn đào tạo khác nhau. Trong những năm từ 1996 đến nay, nhiều cơ sở đào tạo luật đại học vẫn giữ nguyên thời hạn đào tạo 5 năm, nhiều cơ sở khác chuyển sang đào tạo đại học theo 02 giai đoạn (02 bậc). Tính không nhất quán trong hệ thống đào tạo đại học đó dẫn đến việc ngày 29/10/2007 Tổng thống Nga V.V. Putin đã ký ban hành Luật sửa đổi Luật giáo dục đại học và sau đại học (phần giáo dục đại học) trong hệ thống giáo dục của LB Nga. Theo Luật này từ ngày 01/09/2009 tất cả các cơ sở đào tạo đại học tại LB Nga (trừ một số trường chuyên đào tạo các chuyên gia (специалист) phục vụ cho những ngành nghề đặc thù – danh sách và chương trình đào tạo của những trường này sẽ do Chính phủ Nga trực tiếp quy định) đều phải triệt để chuyển sang hệ thống đào tạo 02 trình độ (02 bậc).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

 Đào tạo luật ở Nga và những kinh nghiệm cho VN
ĐÀO TẠO LUẬT Ở LIÊN BANG NGA  VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO ĐÀO TẠO LUẬT Ở VIỆT NAM
TS. Phạm Trí Hùng Khoa Luật Thương mại - ĐH Luật TP. HCM
Đào tạo luật ở Liên bang Nga là điển hình cho việc đào tạo luật ở các nước trong dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nghiên cứu về dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có thể được coi là nghiên cứu lịch sử, nhưng rõ ràng là nước Nga không dễ dàng thoát khỏi những di sản của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nước Nga sẽ còn sống với các dấu ấn của tư tưởng pháp luật xã hội chủ nghĩa trong một thời gian dài nữa . Các dấu ấn này - một cách tất nhiên - cũng được thể hiện trong đào tạo luật ở Liên bang Nga. Đào tạo luật ở Nga có lịch sử dài lâu (từ hơn 150 năm trước - khi diễn ra cuộc “Cải cách Vĩ đại” dưới thời Nữ hoàng Ekaterina Đệ Nhị ), trải qua những năm tháng phát triển tươi đẹp dưới thời xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu nhất định. Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên chương trình của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu tổng quan về đào tạo Luật ở Liên bang Nga, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho đào tạo Luật ở Việt Nam là việc cần thiết. I. ĐÀO TẠO LUẬT Ở LIÊN BANG NGA 1. Khái quát chung Đào tạo luật với chuyên ngành Luật học từng là một “món hàng” bán chạy trên thị trường giáo dục Nga. Số lượng sinh viên muốn theo học tại các Khoa Luật, trường Đại học Luật tăng vọt và theo quy luật của kinh tế thị trường, số các cơ sở giáo dục đại học có thể cấp bằng đại học Luật cũng tăng theo một cách tương ứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế và xã hội Nga đã làm nảy sinh nhu cầu đối với đào tạo luật. Trong xã hội Nga hiện tại, nghề luật được coi là một trong những nghề sáng giá nhất, trong nhận thức chung của xã hội Nga, nó được gắn với mức thu nhập cao, ảnh hưởng quyền lực... Trước đây, trong cuộc chạy đua để được vào học Khoa Luật của bất cứ một trường đại học nào, một ứng viên cũng phải chọi với ít nhất 18-20 ứng viên khác. Để có thêm thu nhập cho các giáo viên, một số trường đại học khoa học tự nhiên cũng tìm mọi cách để xin được giấy phép mở Khoa Luật và cũng tổ chức thi tuyển rầm rộ. Đến nay, chất lượng đào tạo luật tại Khoa Luật ở các trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomolosov (MGU), Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), Học viện Tư pháp (MGIUA) vẫn được đánh giá cao và các kỳ thi vào khoa luật các trường đại học nói trên vẫn không kém phần trang trọng, nghiêm túc và vẫn thu hút được một lượng lớn các ứng viên. Khoảng ba bốn năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng luật sư hay các chuyên vấn luật chững lại một cách đột ngột. Nếu như khoảng từ 1998-1999 riêng trong lĩnh vực luật và tư vấn luật, cung không thể đáp ứng nổi cầu thì bắt đầu từ 2001 trở đi, cầu đã gần như vượt gấp đôi cung. 2. Các cơ sở đào tạo luật Hiện nay trên toàn nước Nga có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học có thể cấp bằng Đại học Luật. Các cơ sở đào tạo luật của Nga có thể phân thành 2 loại như sau: - Khoa Luật, Đại học tổng hợp: Đại học tổng hợp chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống giáo dục Nga như trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục và giáo học pháp trong hệ thống giáo dục của nước Nga, là căn cứ địa bồi dưỡng nhân tài và nguồn giáo viên chuyên môn, là trung tâm tuyên truyền khoa học phổ cập và phát huy tác dụng về phương diện nâng cao trình độ toàn diện của nền giáo dục. Khoa Luật các trường đại học tổng hợp Nga có cơ sở vật chất tương đối tốt, có lực lượng giáo viên tương đối mạnh và kinh phí cũng tương đối sung túc. Nổi tiếng nhất là Khoa Luật MGU, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Saint Peterburg. - Học viện Luật và Trường đại học Luật dưới các tên gọi như Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp Nga, Học viện Luật Moscow, Viện Sở hữu trí tuệ Nga... Cũng giống như ở Đức, ở Nga không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư...) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Bất kỳ ai muốn trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên... đều phải thi tuyển vào học tại các khoa Luật, trường Đại học Luật. Trong kỳ thi tuyển, sinh viên đạt điểm giỏi sẽ được miễn học phí và thậm chí còn được học bổng, còn lại sẽ phải đóng học phí với mức từ 500 đến 2500 USD/năm. Ở Nga có cơ sở đào tạo Luật đi sâu vào chuyên ngành cụ thể, ví dụ như Viện sở hữu trí tuệ Nga là cơ sở đào tạo luật được phát triển lên từ Viện nghiên cứu về sở hữu trí tuệ. 3. Các môn học và phương pháp đào tạo Theo quy định của Bộ Giáo dục Nga, các khoa Luật, trường Đại học Luật chỉ phải tuân thủ khung chương trình chung về đào tạo luật, trên cơ sở đó, mỗi Khoa, mỗi Trường có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết khác nhau dựa trên thế mạnh, khả năng trong nghiên cứu, đào tạo của mình. Ngày 27/3/2000, Bộ Giáo dục Nga thông qua Chương trình khung cho chuyên ngành 021100 Luật học với chương trình 5 năm và mục tiêu chunglà cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên ngành trong lĩnh vực luật học. Định hướng nghề nghiệp của chuyên ngành này là hướng đến áp dụng pháp luật và đảm bảo trật tự pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Yêu cầu đối với nội dung tối thiểu của chương trình đào tạo chuyên ngành luật học (Chương trình khung) bao gồm:
Nhóm những môn học kinh tế - xã hội và nhân văn (1800 giờ) với các môn như:
Ngoại ngữ (340 giờ),
Thể dục (408 giờ),
Lịch sử,
Văn hoá học,
Chính trị học,
Logic,
Tiếng Nga,
Xã hội học,
Triết học,
Kinh tế học,
Nhóm các môn học tự nhiên (400 giờ) với các môn như:
Lý thuyết nhận thức tự nhiên hiện đại,
Tin học,
Toán học,
Nhóm môn học cơ sở (6062 giờ) với các môn như:
Lý luận nhà nước và pháp luật (240 giờ),
Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp lý (90 giờ),
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật (250 giờ),
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới (250 giờ),
Luật Hiến pháp (240 giờ),
Luật Hiến pháp các nước trên thế giới (144 giờ),
Luật Dân sự (648 giờ),
Luật Tố tụng Dân sự (240 giờ),
Luật Hành chính (188 giờ),
Luật Lao động (216 giờ),
Luật Hình sự (378 giờ),
Luật Tố tụng hình sự (240 giờ),
Tội phạm học (188 giờ),
Luật Quốc tế (132 giờ),
Luật Môi trường (132 giờ),
Luật Đất đai (116 giờ),
Luật La Mã (100 giờ),
Luật Tư pháp quốc tế (144 giờ),
Luật Tài chính (144 giờ),
Luật Quản lý địa phương (132 giờ),
Luật Gia đình (132 giờ),
Điều tra tội phạm (144 giờ),
Các cơ quan bảo vệ pháp luật (108 giờ),
Tâm lý học pháp lý (112 giờ),
Luật Lao cải,
Kiểm sát,
Luật Kinh doanh,
Nhóm môn học chuyên ngành (1620 giờ),
Nhóm môn học tự chọn (450 giờ).
Trong mỗi nhóm có sự phân chia thành thành những nội dung bắt buộc theo chuẩn liên bang và những nội dung do cơ sở lựa c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÌNH SỰ 3140 LỚP ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ + đáp án Luận văn Luật 0
D BÀI THU HOẠCH DÂN SỰ HỒ SƠ LS.DS-10/B5/TH1 - LỚP ĐÀO TẠO LUẬT SƯ, KỸ NĂNG THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ Luận văn Luật 0
3 Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại họ Luận văn Sư phạm 0
S Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa : Lu Luận văn Luật 0
S Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thực trạng và giải pháp hoàn thiện : Luận văn ThS. Luật: 60. Luận văn Luật 0
X Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh : Luận văn ThS. Luật: 60 38 0 Luận văn Luật 0
F Pháp luật về đào tạo nghề - thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
Q BT cá nhân: ĐÀO TẠO LUẬT Ở NGA VÀ VIỆT NAM, NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT Tài liệu chưa phân loại 0
K Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại họ Tài liệu chưa phân loại 4
V Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top