hieu_bop

New Member
Download Tiểu luận Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Download miễn phí Tiểu luận Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I – Khái quát chung về thuế TNDN 2
1. Khái niệm 2
2. Vai trò .2
II - Các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 .3
1. Đối tượng nộp thuế TNDN theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 3
2. Nhận xét, đánh giá các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 . .7
III - Một số ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế TNDN 10
1. Thực trạng áp dụng thuế TNDN ở nước ta .10
2. Một số ý kiến nhằm thực thi tốt pháp luật thuế TNDN .12
Kết luận .14
Danh mục tài liệu tham khảo 15
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

àm rõ những điểm mới trong quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 về đối tượng nộp thuế và giải pháp để thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp em xin chọn đề tài “Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.
NỘI DUNG
I – Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Khái niệm
Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có thể hiểu như sau:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các loại hình doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển”.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm của TNDN:
Thuế TNDN là loại thuế trực thu: bởi đối tượng nộp thuế TNDN đồng thời cũng là đối tượng chịu thuế
Thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng, hóa, dịch vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý.
Thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thường gắn với chính sách kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ do đó thuế TNDN có tính ổn định không cao và khá phức tạp.
2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Điều này thể hiện bởi phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quy mô của hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều. Từ đó tạo nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia.
Thứ hai, thuế TNDN là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua hệ thống thuế suất ưu đãi và các chế độ miễn giảm thuế nhà nước định hướng cho các nhà đầu tư trong nhiều ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư để đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành và theo lãnh thổ. Từ đó góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo những chiến lược, kế hoạch mà nhà nước đề ra.
Thứ ba, thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự do sản xuất, kinh doanh, tự do cạnh tranh dẫn đến sự phân hóa giữa một bên là các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạng, lao động có tay nghê, điều kiện kinh doanh tốt, tạo ra nguồn thu nhập lớn, một bên là các doanh nghiệp bị hạn chế về năng lực tài chính, trình độ có thu nhập thấp. Để đảm bảo công bằng xã hội, nhà nước sử dụng thuế TNDN như một công cụ để điều tiết thu nhập giữa các doanh nghiệp.
II – Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.
1. Đối tượng nộp thuê thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
* Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN 2008 như sau:
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
a/ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 nghị định 124/2008/NĐ-CP thì doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; công ty Nhà nước; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung.
Đối với các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp thuế đối với phần thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam (điểm a khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN)
b/ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế TNDN thì Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hay địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là thay mặt có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó (khoản 1 Điều 1 thông tư 130/2008/TT-BTC).
Doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế TNDN như sau:
Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
c/ Tổ chức được thành lập theo Lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
D Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhìn lại và suy ngẫm Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận Bất bình đẳng giới Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Luận văn Luật 0
B Tiểu luận: Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: tư tưởng của Pháp gia chủ trương dùng pháp trị để bình ổn và phát triển xã hội Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top