Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Ngày nay, khi con người đã trở thành trung tâm của mọi sự phấn đấu, mọi hoạt động của Nhà nước thì các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Để xác định được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trước hết phải xác định quốc tịch của họ. Chỉ trên cơ sở xác định được quốc tịch của một cá nhân mới có thể được xác định được rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ. Giữa người là công dân với những người không phải là công dân của nhà nước có sự khác nhau căn bản về quyền và nghĩa vụ. Đặc trưng của quốc tịch là người có quốc tịch của một nhà nước thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lý về mọi mặt của nhà nước. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sống trên lãnh thổ một quốc gia cũng đều là công dân của nhà nước đó, họ có thể mang quốc tịch của nhiều quốc gia cũng có khi họ không có quốc tịch. Bất kỳ một quốc gia nào cũng tồn tại tình trạng này, ở Việt Nam cũng vậy. Vậy chính sách, pháp luật của Việt Nam và thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch thể hiện như thế nào?
I. Khát quát:
1. Khái niệm quốc tịch:
Từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân.
2. Người hai hay nhiều quốc tịch:
Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của hai hay nhiều quốc gia.
Trong pháp luật quốc tế, hiện tượng một người đồng thời mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia được gọi là người mang nhiều quốc tịch (Bipatride; pluripatride). Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống quốc tế và tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất ký nhà nước nào.
3. Người không có quốc tịch:
Người không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào đó. Theo quan niệm quốc tế, tình trạng không quốc tịch có hai dạng chính: Người không quốc tịch theo luật (du jure) nghĩa là một người không xin được xác nhận quốc tịch hay không được coi là công dân của một nước theo quy định của luật pháp nước đó và người không quốc tịch từ thực tế (de factor) nghĩa là một người không thể có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch của mình.

II. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không có quốc tịch:

1. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch:
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam nói chung hay của các cộng đồng dân cư Việt Nam nói riêng cho thấy các tộc người (dân tộc) cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có chung một nguồn gốc lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Nhà nước Việt Nam thống nhất. Do đó pháp luật và thực tiễn của lịch sử Việt Nam nhất là từ năm 1945 đến nay đều cho thấy mặc dù có những thời kỳ lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt nhưng ở cả hai, ba miền Việt Nam chỉ có một Quốc tịch Việt Nam duy nhất. Như vậy chính sách một quốc tịch Việt Nam được coi là cơ bản, xuyên suốt hệ thống pháp luật Việt Nam về quốc tịch từ trước đến nay nhưng chính sách này lại được thực hiện khác nhau qua mỗi thời kỳ.
Một bộ phận khá lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài đã gây ra tình trạng tranh chấp giữa nhà nước ta với nước ngoài trong việc bảo hộ công dân. Trong khi đó thay mặt của nước ngoài tại Việt Nam lại rất quyết liệt trong việc thực hiện bảo hộ công dân của họ đồng thời có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó trong thời gian gần đây, với chính sách mở cửa đã có rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hai quốc tịch về Việt Nam đầu tư, làm ăn sinh sống nhưng rất khó xác định họ thực hiện các hoạt động ở Việt Nam với tư cách công dân nước nào. Do Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thiếu cơ chế và chưa phản ánh đúng tình trạng quốc tịch của một bộ phận người Việt nam ở nước ngoài nên đã để lại nhiều bất cập, hạn chế, Điều 2 Luật Quốc tịch 1998 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Để khắc phục tình trạng nêu trên Luật Quốc tịch năm 2008 tại Điều 4 đã quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.
Như vậy Luật Quốc tịch 2008 có quy định một số ngoại lệ công dân có thể có hai quốc tịch đó là các trường hợp : được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), được trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trường hợp quốc tịch của trẻ em là con nuôi (Điều 37) và trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 13). Điều 12 Luật Quốc tịch năm 2008 đã quy định cụ thể “vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Tại khoản 2 Điều 760 BLDS năm 2005 cũng quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này hay các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”. Theo quy định trên có hai căn cứ áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự mà người có hai hay nhiều quốc tịch tham gia là: áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.
Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài còn được quy định trong Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 của nghị định này thì giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, con nuôi đối với người có hai hay nhiều quốc tịch là “ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú cấp; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu”. Khi xem xét các loại giấy tờ mà người nước ngoài xuất trình trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ phải căn cứ vào pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú hay pháp luật của nước mà người đó mang hộ chiếu (nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch). Như vậy việc xác định luật áp dụng đối với người hai hay nhiều quốc tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp với pháp luật nhiều nước và các điều ước quốc tế hữu quan.

2. Chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với các trường hợp người không quốc tịch:
Người không quốc tịch không phải thực hiện nghĩa vụ công dân đối với quốc gia nào nhưng họ lại gặp bất lợi lớn, đó là khi cư trú ở nước sở tại thì địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất thấp và bị hạn chế so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan, họ không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào. Hiện nay, sự phát triển của các mối giao lưu dân sự quốc tế, các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình… có yếu tố nước ngoài ngày càng phát sinh nhiều và chủ thể tham gia vào các quan hệ ngày càng đa dạng. Khi chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự là người không quốc tịch thì các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào những căn cứ nhất định để luật áp dụng chính xác đối với họ. Tuy nhiên điều này là rất khó vì điều này còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: chủ thể áp dụng, lĩnh vực mà người không quốc tịch tham gia và luật điều chỉnh lĩnh vực đó…
Thực tế hiện nay số người không có quốc tịch cũng như không rõ quốc tịch cư chú làm ăn sinh sống ổn định lâu năm trên lãnh thổ Việt Nam là tương đối nhiều. Tuy nhiên để giải quyết quốc tịch cho họ lại gặp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp không thể giải quyết được mà lý do cơ bản là họ không có giấy tờ tùy thân để xác định tình trạng quốc tịch. Việc không giải quyết được việc nhập quốc tịch Việt Nam cho họ không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của họ mà còn làm phức tạp thêm trong công tác quản lý. Để khắc phục điều đó, Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Người không có quốc tịch mà không có giấy tờ đầy đủ về nhân thân nhưng đã cư trí ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày luật này có hiệu lực thi hành, và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và hồ sơ do chính phủ quản lý.” Việc bổ sung quy định này nhằm cam kết thực thi hiệu quả hơn các điều ước quốc tế như Công ước Viên 1969; Công ước về quyền Dân sự và Chính trị năm 1966; đặc biệt là Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền tại Điều 15 đã quy định: “Ai cũng có quyền có quốc tịch, không ai có quyền tước quốc tịch, hay tước quyền quốc tịch một cách độc đoán”.
Ở Việt Nam trong những năm qua nhằm tạo điều kiện cho người không có quốc tịch có thể xác lập quốc tịch Việt Nam hay nhập quốc tịch của một nước khác, góp phần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người không có quốc tịch. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết vấn đề người không quốc tịch như: Bộ luật dân sự năm 2005; nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự; ngày 13/11/2008, Quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009, theo đó có một số điều quy định liên quan đến việc giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam của những người không có quốc tịch theo hướng đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, nhanh chóng ổn định cuộc sống, được hưởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, ngày 04/12/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1221/VPCP-NC thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đồng ý với đề nghị của Bộ ngoại giao về việc đẩy nhanh giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người Campuchia lánh nạn trước đây. Và ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 31/2008/CT-TTg về việc giải quyết tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới với Lào…
Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch được quy định tại Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp Bộ luật này hay các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Vấn đề người không quốc tịch còn được quy định tại Luật quốc tịch Việt Nan năm 2008. Điều 8 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch ở Việt Nam theo quy định của luật này”. Điều 9 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng đã có quy định về điều kiện, thủ tục nhập quốc tịch cho người không có quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra cũng theo quy định tại điều này thì còn có những quy định đặc biệt, giảm bớt các điều kiện đối với một số trường hợp người không có quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam nều họ muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Từ những quy định trên cho ta thấy chính sách, pháp luật của Việt Nam đã có sự mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người không có quốc tịch có thể nhập quốc tịch Việt Nam.

III. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch:

1. Thực tiễn giải quyết của Việt Nam đối với các trường hợp người hai hay nhiều quốc tịch:
Sau khi Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được ban hành với chính sách một quốc tịch mềm dẻo thì từ ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được trở thành công dân Việt Nam được trở thành công dân Việt Nam được đáp ứng. Đây được coi là một trong những điểm mới của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 so với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Việc cho phép có hai quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi cho nguyên tắc mền dẻo và linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc có hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Luật quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân VIệt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng áp dụng đối với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hay có lợi cho nhà nước Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
D chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện tron Luận văn Luật 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản Luận văn Kinh tế 2
S Chính sách của Ngân hàng Công thương Đống Đa - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top