tddmkt90

New Member
Download Tiểu luận Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự

Download miễn phí Tiểu luận Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự





Tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật TTHS xác định Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm không thuộc thẩm quyền xủa TAND cấp huyện và cấp tương đương hay những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp dưới mà mình lấy lên xét xử. Bên cạnh đó, tại ĐIều 242 khi quy định về thời hạn xét sử phúc thẩm đã quy đinh một cách gián tiếp thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu, tòa án quân sự trung ương và tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cáo.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


Khái niệm
Hơn bất kì một dạng hoạt động nào của nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của nhà nước. Theo cách tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay, hoạt động xét xử do một cơ quan duy nhất là tòa án tiến hành vì vậy theo chúng tui xét xử nói chung được hiểu là: Dạng hoạt động đặc biệt của nhà nước do nhà nước tiến hành theo trình tự thủ tục và nguyên tắc nhất định nhằm giải quyết khách quan công bằng chính xác các vụ án hình sự, dân sự, hành chính... bằng việc ra các bản án nhân danh nhà nước hay ra các quyết định theo quy định của pháp luật.
Xét xử hình sự là một dạng hoạt động đặc biệt và có ý nghĩa của cơ quan tòa án thực hiện một hoạt động đặc biệt nhân danh nhà nước để phán xét và quyết định hình phạt thích đáng đối với một hành vi bị coi là tội phạm. Việc xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trong đó có nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định trực tiếp hai cấp xét xử trong luật tổ chức Tòa án (Điều 11 Luật tổ chức TAND năm 2002) và Bộ luật TTHS (Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2003) đồng thời quyết định cac thủ tục tố tụng và tổ chức hệ thống tòa án tương ứng với các thủ tục xét xử của vụ án.
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo, có tính chất bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định lí của nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án hình sự, được quy định trong pháp luaatk tố tụng hình sự, trong đó xác định một vụ án hình sự được xét xử lần đầu tại cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) có thể được xét xử lại và chỉ được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, đảm bảo lợi ích Nhà nước quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, xét xử sơ thẩm là một giai đoạn của TTHS, là qua trịnh xét xử lần đầu do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm tuyên chưa có hiệu lực ngay vì có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phuc thẩm. Xét xử phúc thẩm la một giai đoạn của TTHS trong do Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hay xét quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hay kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lội ích hợp pháp của công dân.
Mối quan hệ giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
Xét xử ở cấp sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án hình sự. Tại cấp xét xử này, tất cả những vấn đề thuộc nội dung vụ án lần đầu được xem xét, đánh giá và kết luận. Xét xử ở cấp phúc thẩm là xét xử lại vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm mà bản án quyết định bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Mục đích của xét xử sơ thẩm là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Mục đích của xét xử phúc thẩm: là kiểm tra lại tình tiết, quyết định của bản án tòa án cấp sơ thẩm về nội dung nhằm phát hiện, sửa chữa những sai lầm khiếm khuyết của cấp sơ thẩm nhằm đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội.
Tuy nhiên việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử cũng không có nghĩa là nguyên tăc này bắt buộc phải thực hiện trong mọi trường hợp. Bởi lẽ, như vậy sẽ dễ làm nảy sinh quan điểm cho rằng phiên tòa xét xử ở cấp sơ thẩm chỉ là phiaan tòa trù bị của phiên tòa sẽ ddwwocj mở ở cấp phúc thẩm. Điều đó rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm của những người xét xử ở tòa án cấp sơ thẩm, vì tư tưởng cho rằng đằng nào bản án, quyết định của mình cũng bị xét xử ở cấp cao hơn. Việc xetsx ử ở cấp phúc thẩm sẽ không là bắt buộc đối với các vụ án ở cấp sơ thẩm nếu bán án, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị.
Những quy định của pháp luật
Cơ sở pháp lí làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp sơ thẩm là quyết định truy tố của Viện kiểm sát, quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án. Quyết định truy tố cũng đồng thời xác định giới hạn xét xử của tòa án cấp sơ thẩm. Bộ luật TTHS quy định việc xét xử sơ thẩm tại phần thứ ba từ chương XVI đến chương XXII, bao gồm 60 điều từ điều 170 đến điều 229.
Cơ sở pháp lí làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp phúc thẩm là kháng cáo kháng nghị của bị cáo, người tham gia tố tụng, kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc xét xử ở cấp phúc thẩm được quy định tại phần thứ tư của Bộ luật TTHS, bao gồm hai chương XXIII và XXIV, từ điều 230 đến điều 254.
NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HAI CẤP XÉT XỬ.
Nội dung của nguyên tắc
Trong lịch sử luật TTHS Việt Nam, hai cấp xét xử được thực hiện từ thời phong kiến, tuy nhiên không được quy định thành một nguyên tắc. Cho đến Bộ luật TTHS năm 1988 đã ghi nhận nguyên tắc này một cách gián tiếp việc xét xử hai cấp, nhưng vì không ghi nhận thành nguyên tắc độc lập nên vê lí luận cũng như thực tiễn xét xử có nhiều luc người ta cho rằng, tố tụng của Việt Nam không có nguyên tắc hai cấp xét xử mà có nhiều cấp (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Vì vậy, để có căn cứ vững chắc cho các nhà nghiên cứu khoa học luật TTHS hình sự cũng như thực tiễn xét xử Luật TTHS năm 2003 đã ghi nhận đây là một trong những nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh nguyên nhân nêu trên, việc ghi nhận nguyên tắc này thành một quy phạm độc lập trong hệ thống các nguyên tắc trong pháp luật TTHS còn nhằm đảm bảo pháp lí vững chắc cho việc tìm ra sự thật vụ án, tránh việc kết án oan sai, giải quyết không hợp tình, hợp lí các tình tiết vụ án khi xét xử ở cấp sơ thẩm.
Về mặt nội dung, nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử được hiểu là việc một vụ án hình sự có thể được đưa ra xét xử ở hai cấp xét xử là cấp xét xử sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Với nội dung cơ bản đã nêu, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được biểu hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất: trong thẩm quyền của các cơ quan xét xử vụ án hình sự.
Biểu hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử không chỉ thông qua các quy định của pháp luật TTHS về thủ tục giải quyết vụ án hình sự mà còn bộc lộ qua cách thức tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là hệ thống cơ quan xét xử và thẩm quyền nhà nước trao cho họ. Ngoài các quy định trong luật tổ chức tòa án năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2003 cũng xác định thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm và xét xử cấp phúc thẩm cho các cấp tòa án.
Theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định TAND cấp huyện và TAND quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những v...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top