Kenn

New Member
Download Tiểu luận Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam





Thông qua khiếu nại, tố cáo Nhà nước kiểm định được tính đúng đắn, phù hợp và khả thi của chính sách, pháp luật do mình ban hành, đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân thông qua việc đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, qua đó giúp Nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời nhằm khôi phục các quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, phát hiện những cán bộ, công chức không đủ tư cách thoái hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Điều đó thể hiện việc cố gắng hoàn thiện cơ chế luật pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. NỘI DUNG
1. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí hành chính các cơ của quan nhà nước và tổ chức xã hội. Bảo đảm pháp chế chính là phải củng cố việc xây dựng cơ chế, phương tiện, phương pháp và cách thức nhằm làm cho pháp luật được thực hiện hiệu quả trong thực tế, đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội và cho người lao động.
Quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Điều 74 Hiến pháp năm 1992 đây là một trong những hoạt động quan trong để đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
2. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.1. Khiếu nại, tố cáo
2.1.1. Khiếu nại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung năm 2005 : “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, hay cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Như vậy: khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hay là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Chủ thể của việc khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ, công chức. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và phải tự mình thực hiện quyền khiếu nại. Về đối tượng của khiếu nại, theo Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
2.1.2. Tố cáo
Tố cáo theo nghĩa chung nhất là “vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hay trước dư luận’’. Đây là một quyền chính trị cơ bản của công dân, nó ngày càng được quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Khoản 2, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo ghi: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” . Công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Nhưng khác với khiếu nại, tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo.
2.2 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hay hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động cuả các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta.
Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện như sau:
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản, quyền tự do dân chủ quan trọng của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ với các quyền tự do khác của công dân trong mối quan hệ tổng hòa của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân. Thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và là biểu hiện của chế độ chính trị của mỗi Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo không những là công cụ, phương tiện pháp lí hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước khi bị xâm phạm, mà còn là một trong những cách quan trọng đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top