Download Tiểu luận Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội, Giải quyết tình huống an sinh xã hội

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội, Giải quyết tình huống an sinh xã hội





Mục lục
 
1. Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội. 1
- Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước. 2
- Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt bất cứ tiêu chí nào. 4
- Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ khi sinh ra. 5
- Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở nhu cầu quản lý rủi ro, tương trợ cộng đồng trong xã hội. 6
- Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện. 6
2. Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không ? H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình ? 7
a, Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không ? 7
b, H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình ? 8
c, Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như thế nào? 10
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Bài làm.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Quan hệ pháp luật an sinh quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực an sinh xã hội được pháp luật điều chỉnh. Do đó, quan hệ pháp luật an sinh xã hội trước hết mang những đặc điểm của một quan hệ pháp luật. Bao gồm những đặc điểm sau :
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội mang tính ý chí nhà nước : quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung của quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước; phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng giới hạn quy phạm pháp luật đã xác định trước. Chính vì lẽ đó, quan hệ pháp luật mang tính ý chí giai cấp sâu sắc.
+ Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ mà các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Bên cạnh những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật an sinh xã hội cũng có những đặc điểm đặc thù.
Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước.
Xuất phát từ vị trí thay mặt cho toàn xã hội của Nhà nước, với chức năng xã hội của mình, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả an sinh xã hội, nên trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thường có một bên là Nhà nước, thay mặt cho ý chí của toàn xã hội.
Với việc thành lập và tổ chức các cơ quan thay mặt cho mình, Nhà nước đã thừa nhận và giao trách nhiệm cho các cơ quan này thay mặt cho vai trò của mình trong quá trình tham gia vào các quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Các chủ thể thay mặt cho Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội với tư cách là người thực hiện các chế độ an sinh xã hội bằng nguồn lực của mình, Ngân sách hay với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để nhà nước bổ sung cho các chế độ an sinh cố định trong những trường hợp cần thiết.
Với vai trò của mình, nhà nước nắm giữ nguồn ngân sách dồi dào, trực tiếp hỗ trợ thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Nhà nước hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội được dùng để chi trả cho rất nhiều chế độ như: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lương hưu, tử tuất, khám sức khoẻ…Ngoài việc hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm thực hiện an sinh xã hội, Nhà nước cũng trực tiếp thực hiện rất nhiều chương trình an sinh xã hội như việc hàng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để trợ giúp khắc phục thiên tai. Thực hiện các chương trình hỗ trợ đảm bảo cuộc sống cho người có thu nhập thấp như việc thực hiện chương trình hỗ trợ giá mua nhà cho người có thu nhập thấp. hay như nhằm đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ lạm phát, Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội đã thực hiện các chương trình bình ổn giá, hỗ trợ lương cho người dân bù đắp lạm phát…
Nhà nước ngoài việc đảm bảo tối thiểu các nhu cầu an sinh trong phạm vi quốc gia vừa là người tạo phong trào thực hiện các hoạt động tương trợ cộng đồng để các thành viên trong xã hội thông qua Nhà nước bù đắp những khoảng trống mà pháp luật an sinh xã hội không thể bù đắp được do tính chất nghiêm trọng của các rủi ro cần chia sẻ trong những trường hợp cá biệt hay để mục đích an sinh xã hội đạt được ở mức độ cao hơn Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 64
. Chẳng hạn như việc tổ chức các chương trình quyên góp vì người nghèo, hàng năm theo thông lệ vào ngày 31/12, chương trình Nối vòng tay lớn được tổ chức, nhằm quyên góp ủng hộ, tạo nên sức mạnh cộng đồng nhằm giúp đỡ những người cùng kiệt trong xã hội, nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội cho người nghèo. Hay như Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể và nhân dân chung tay chia sẽ Nỗi đau da cam. Tất cả những hoạt động đó góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt bất cứ tiêu chí nào.
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được hình thành trong phạm vi rộng lớn của quốc gia. Cùng với đó Nhà nước thay mặt cho toàn xã hội, với tư cách là một bên tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thay mặt cho mọi thành viên trong xã hội, nên tất cả các thành viên của xã hội trong phạm vi quốc gia đều có thể được hưởng trợ giúp. Trong phạm vi một quốc gia, được đảm bảo an sinh xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền an sinh được đảm bảo với tất cả các thành viên trong xã hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 như những chính sách về ưu đãi xã hội cứu trợ xã hội được quy định tại Điều 76 – Hiến pháp 1992 Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 28
. Có thể nói, được tham gia vào quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quyền của công dân, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Nhiều trường hợp được hưởng an sinh xã hội còn không có sự phân biệt về quốc tịch giữa các đối tượng được hưởng an sinh xã hội. Ví dụ khi có thiên tai, hoạn nạn xảy ra, mọi thành viên trong phạm vi ảnh hưởng của thiên tai đều được hưởng sự trợ giúp, đã được quy định cụ thể trong pháp luật như trong Quyết định số: 1835/QĐ-UBND quy định một số chính sách trợ giúp đột xuất (một lần) từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong mùa lũ năm 2010, quyết định quy định rõ đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ: ví dụ Hộ có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người chết, mất tích….
Để được hưởng một chế độ cụ thể nào đó chỉ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật xác định, không có bất kỳ một giới hạn hay một sự phân biệt nào khác. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Chẳng hạn như trong Mục 2 – Chương III – Luật bảo hiểm xã hội 2006, người được hưởng chế độ thai sản chỉ cần thỏa mãn những điều kiện thực tế về chế độ thai sản là được hưởng. Mỗi thành viên bất kỳ trong toàn xã hội đều có thể tham gia vào các quan hệ cụ thể thuộc hệ thống an sinh xã hội, chỉ phụ thuộc và điều kiện và khả năng thực tế của họ.
Tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, lứa tuổi, đều được tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, chẳng hạn như người có công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi xã hội, người gặp thiên tại hoạn nãn thì được hưởng chế độ cứu trợ xã hội.. Thậm chí cả nh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top