hoang_ns2000

New Member
Download Tình huống luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Download miễn phí Tình huống luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng





Mục lục
 
1, Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của luật bảo vệ người tiêu dùng không ? Tại sao ? 2
2, Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ? 3
3, Nêu thực trạng về hợp đồng mẫu tại Việt Nam ? Theo anh (chị) để những quy định về hợp đồng mẫu trong bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp thực thi cần thiết nào ? 8
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Bài làm.
1, Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của luật bảo vệ người tiêu dùng không ? Tại sao ?
Tại Điều 2 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về đối tượng áp dụng của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu rõ : “Luật này áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.”
Ở đây có ba nhóm chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gồm có :
Người tiêu dùng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó Người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. ( quy định tại Khoản 1 – Điều 3 – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 )
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
a) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại;
b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, pháp luật thương mại cũng đã có định nghĩa khá cụ thể về khái niệm thương nhân tại Điều 6 – Luật Thương mại 2005, theo đó Thương nhân được hiểu là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân có các dấu hiệu pháp lý sau :
Tiến hành hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại với mục đích lợi nhuận.
Tiến hành hoạt động thương mại nghề nghiệp độc lập và thường xuyên.
Quay trở lại với tình huống đề bài đưa ra, anh A đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng T có trụ sở tại Hà Nội vay khoản tiền 200.000 triệu đồng. Tài sản thế chấp là căn nhà A đang ở. Với lãi suất vay 21%/năm. Thời hạn vay là một năm. Như vậy anh A ở đây được xem là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của mình. Có thể khẳng định anh A là người tiêu dùng theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Còn ngân hàng T là tổ chức cho anh A vay khoản tiền 200.000 triệu đồng với lãi suất 21%/năm, như vậy ngân hàng T đã thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Từ đó có thể khẳng định ngân hàng T là Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Vậy theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T thuộc đối tượng điều chỉnh của luật bảo vệ người tiêu dùng.
2, Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ?
a, Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của NTD:
Pháp luật BVQLNTD ghị nhận người tiêu dùng có quyền : “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hay đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Theo đó, khi có tranh chấp phát sinh với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì người tiêu dùng có thể khiếu nại, khởi kiện tới các cơ quan, tổ chức sau đây :
+ Ủy ban nhân dân các cấp : Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm “Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.”
Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Mục 4 – Chương IV – LBVQLNTD 2010.
NTD có thể tự mình hay yêu cầu tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình, khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện tài Tòa án cũng là một trong các cách hiệu quả để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên chủ thể.
Theo tình huống, điều Khoản d của hợp đồng tín dụng quy định như sau: “d, Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên vay và bên cho vay, các bên chỉ được phép khởi kiện ra tòa kinh tế tòa án nhân dân Hà Nội.”
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc quy định cách giải quyết tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng T và anh A là khởi kiện ra Tòa án kinh tế tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của A, tức là người tiêu dùng theo quy định tại Điềm b – Khoản 1 – Điều 16 – LBVQLNTD 2010 : “Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng”
b, Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Xét hợp đồng tín dụng giữa anh A và ngân hàng T, bên cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng/ lần sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm điều chỉnh.
Theo điều khoản này, cứ ba tháng một lần, ngân hàng có thể tự ý điều chỉnh lãi suất cho vay đối với hợp đồng tín dụng với anh A sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tức là ngân hàng T có quyền điều chỉnh mức lãi suất cho vay tối đa 4 lần trong thời hạn cho vay 1 năm theo như hợp đồng. Còn mức điều chỉnh lãi suất là bao nhiêu % lại không có sự thỏa thuận trước và A hoàn toàn không thể biết được tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Có thể thấy, tuy mức lãi suất điều chỉnh mà ngân hàng T đưa ra là phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên tại thời điểm giao hết hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T chỉ thỏa thuận về mức lãi suất cho vay là 21%/năm. Đây là mức lãi suất đã được thống nhất và phù hợp với ý chí của các bên.
Việc ngân hàng T tự ý điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng một lần đã thừa nhận quyền của ngân hàng được thay đổi giá tại thời điểm cung ứng dịch vụ.
Như vậy, điều khoản này đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng theo quy định tại điểm đ- Khoản 1- Điều 16- Luật BVQLNTD 2010. Cụ thể là : “Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ quy định hay thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;”
c, Quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
Theo tình huống, điều khoản của hợp đồng tín dụng có quy định : “Trường hợp điều chỉnh lãi suất vay, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay dưới bất cứ hình thức phù hợp với “Nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”. Việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tình huống luật kinh tế phần về Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết tại Hội đồng thành viên Luận văn Luật 0
D Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
T Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học chương II " Tính quy luật của hiện tượng di truyền " Sinh Luận văn Sư phạm 0
T Bài tập lớn Luật sở hữu trí tuệ tình huống, cách xử trí Luận văn Luật 0
D Trả lời giúp bạn em về 2 tình huống luật kinh tế này với!!! Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
J Giải đáp tình huống luật kinh tế và thương mại Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 3
T Bài tập: tình huống về phá sản và cách giải quyết tình huống đó theo quy định của pháp luật hiện hàn Tài liệu chưa phân loại 2
C Tiểu luận: mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật. Tình huống cụ thể Tài liệu chưa phân loại 0
J Tiểu luận: tình huống có thực về tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ban hành văn bản quản l Luận văn Luật 2
T Tổng hợp 13 đề xây dựng tình huống trong môn Luật dân sự Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top