unghp

New Member
Download miễn phí Tiểu luận
Mô hình lưỡng đầu chế xuất hiện rất sớm trong lịch sử nước ta, lần đầu tiên vào năm 40 sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với người đứng đầu nhà nước là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trải qua thời Hậu Ngô Vương (Ngô Xương Văn- Ngô Xương Ngập) tới thời Trần Hồ Mạc, rồi thời Trịnh-Nguyễn phân tranh thể chế nhà nước lưỡng đầu dần được hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình phát triển đó, thể chế lưỡng đầu dần được phát triển với một quy mô tổ chức càng mở rộng và cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ. Đây là một mô hình nhà nước đặc sắc rất ít gặp trong lịch sử phong kiến Phương Đông. Trong các nhà nước lưỡng đầu đã từng tồn tại trong lịch sử nước ta, thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc và thể chế lưỡng đầu thời Lê-Trịnh ở đàng Ngoài là hai thể chế lưỡng đầu tiêu biểu nhất cho các nhà nước lưỡng đầu đã từng tồn tại ở nước ta về về cả độ dài của thời gian tồn tại và cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành thể chế đó. Tuy nhiên do được hình thành dựa trên những nguyên nhân và điều kiện xã hội khác nhau nên về cấu trúc và bản chất nhà nước có rất nhiều điểm khác biệt.
Ở mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau ta lại có một cách định nghĩa khác về thể chế nhà nước lưỡng đầu; tuy nhiên dưới góc độ lịch sử nhà nước và pháp luật ta có thể hiểu:
- Thể chế nhà nước (thiết chế nhà nước) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định.
- Thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai trị đất nước.
Với cách hiểu đó ta có thể rút ra được các đặc điểm giống và khác nhau giữa nhà nước lưỡng đầu thời Trần, Hồ Mạc và nhà nước lưỡng đầu Lê-Trịnh.












I) Những điểm giống nhau:
1. Nhà nước có hai người đứng đầu, cùng điều hành đất nước:
Dưới thời Trần, Hồ, Mạc thì hai người đứng đầu nhà nước phong kiến là Thượng hoàng và Hoàng đế (vua). Đây được xem như là hai vị vua cùng điều hành đất nước trên cơ sở Vua cha nhường ngôi cho con để làm Thượng hoàng nhưng vẫn nắm một số quyền tối cao như quyền giám sát đối với việc trị nước của vua con, thái tử lên ngôi vua và cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy và giám sát của vua cha.
Thời kỳ Lê-Trịnh, hai người đứng đầu là Vua Lê và Chúa Trịnh. Mặc dù về danh phận thì Chúa là người giúp việc cho vua nhưng thực tế công việc điều hành đất nước là do cả vua và chúa cùng phối hợp thực hiện. Thậm chí có những công việc như tổng chỉ huy quân đội, vua Lê giao phó cho Chúa có toàn quyền quyết định mà không cần thông qua nhà vua.
2. Thể chế lưỡng đầu là kết quả của quá trình liên kết lực lượng nhằm duy trì sự ổn định của đất nước:
Dưới thời Trần, Hồ, Mạc, mối liên kết này thể hiện sự đồng lòng nhất trí trong dòng họ trị vì đất nước nhằm giữ vững ngôi vua và tập hợp lực lượng chống ngoại xâm. Nhà Trần, Hồ, Mạc đều đặt việc củng cố ngôi vua và sớm ổn định đất nước lên hàng đầu là do các triều đại này có được ngôi vị bằng con đường phế bỏ triều đại trước và tự lập làm vua. Việc dòng họ của vua đồng lòng để người kế vị sớm lên ngôi hoàng đế chính là nhắm đến việc ngăn chặn những ý định tranh giành ngôi vua và giúp cho vua con học cách điều hành đất nước dưới sự chỉ bảo của vua cha (người thực chất nắm quyền tối cao). Ngoài ra còn phải kể yếu tố tác động từ mối đe doạ xâm lược của phong kiến phương Bắc. Sự phối hợp điều hành đất nước giữa vua và Thượng Hoàng trong hoàn cảnh chiến tranh sẽ giúp công việc thuận lợi hơn và việc hai vua cầm quân chỉ huy đã góp phần động viên tinh thần quân dân đồng lòng chống giặc. Việt Nam sử lược đã ghi nhận vấn đề này dưới thời Trần như sau: “vua tui hòa hợp, lòng người như một, nhân tài lũ lượt kéo ra” khiến cho “quân nhà Nguyên thua tan nát là sự tất nhiên vậy”.
Thời Lê-Trịnh, nguyên nhân chủ yếu là sự suy yếu của nhà Lê khiến cho cuộc chiến giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt, đất nước bị chia cắt. Họ Trịnh nổi lên là một thế lực mạnh và việc liên kết giữa Vua Lê với Chúa Trịnh đã tập hợp được lòng dân cùng hướng về vua Lê, qua đó dần dẹp yên được các cuộc tranh đoạt quyền lực, duy trì sự ổn định của đất nước, không để đất nước rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực để rồi cuối cùng bị ngoại bang nô dịch như giai đoạn cuối Trần-đầu Hồ.

B. Những điểm khác biệt:
1) Mối quan hệ giữa hai người đứng đầu Nhà nước.
a) Quan hệ huyết thống;
Các triều đại Trần, Hồ, Mạc đều là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ, được hình thành chủ yếu trên cơ sở mối quan hệ huyết thồng thân thuộc; hai người đứng đầu nhà nước chủ yếu có quan hệ cha-con, một số ít trường hợp là anh–em ( Trần Nghệ Tông-Trần Duệ Tông) hay bác-cháu (Trần Nghệ Tông-Trần Phế Đề). Hoàng đế (con) là nguyên thủ thực sự, là người mang danh thiên tử, còn thượng hoàng (cha) là nguyên thủ cố vẫn tối cao, có thực quyền (cả về chính trị lẫn về huyết thống) đối với hoàng đế.
Chính quyền Lê-Trịnh lại là thể chế lưỡng đầu của hai dòng họ là họ Lê và họ Trịnh; như vậy giữa hai người đứng đầu nhà nước là vua Lê và chúa Trịnh không hề có mối quan hệ huyết thống nào. Chính việc không cùng quan hệ huyết thống nên trong suốt quá trình tồn tại của mình thể chế lưỡng đầu thời Lê Trịnh đã gặp phải nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa hai người đứng đầu nhà nước.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

gianganh

New Member
Re: Tiểu luận So sánh thể chế nhà nước lưỡng đầu thời nhà Trần, Hồ, Mạc và thể chế nhà nước lưỡng đầu thời Lê Trịnh ở Đàng ngoài

hguyf u
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] So sánh thể chế nhà nước nhà Trần, Hồ, Mạc và thể chế nhà nước thời Lê Trịnh ở Đàng ngoài

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga Kinh tế quốc tế 0
D Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới Văn hóa, Xã hội 0
F So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn D Văn học 0
P So sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh - Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con Văn hóa, Xã hội 0
H [Free] Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
N Wise Care 365 Pro 3.22 Build 280 - Chăm sóc máy tính chuyên nghiệp và hiệu quả, có thể so sánh với An toàn - Tối ưu hệ thống 0
D Trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và so sánh đặc trưng, đặc điểm của thể loại báo chí chính l Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích so sánh các thể loại ký báo chí Tài liệu chưa phân loại 0
P So sánh khả năng định lượng cod trong nước thải bằng phương pháp chuẩn độ thể tích sử dụng K2Cr2O7 v Tài liệu chưa phân loại 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top