trangany_1988

New Member
Download Tiểu luận Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải

Download miễn phí Tiểu luận Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải





- Phân loại chất thải ngay từ nguồn: Việc phân loại chất thải từ nguồn nhằm mục đích tránh tình trạng lây nhiễm các chất độc hại từ chất thải này sang chất thải khác và phục vụ cho hoạt động tái chế, tái sự dụng chất thải. Phân loại chất thải ngay từ nguồn áp dụng chủ yếu với chất thải rắn. Có nhiều tiêu chí khác nhau để tổ chức việc phân loại chất thải, phân loại giữa chất thải độc hại và chất thải không độc hại, phân loại chất thải có thể hay không thể tái chế, tái sử dụng. Quá trình phân loại chất thải để tái chế, tái sử dụng nhằm mục đích giảm lượng chất thải phải xử lý tiêu hủy.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bài còn rất nhiều sai sot, em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài làm thêm hoàn chỉnh.
Em xin cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải.
1. Chất thải
*Khái niệm chất thải
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì “chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hay các hoạt động khác”. Do đó có thể hiểu một vật có phải là chất thải hay không phụ thuộc vào ý chí của người sở hữu vật đó. Sự tồn tại của chất thải sẽ đồng nghĩa với nhu cầu loại bỏ nó hay biến đổi nó thành một dạng vật chất khác có ích cho đời sống con người. Theo Công ước Basel (1989) chất thải được định nghĩa như sau: “Phế thải là các chất hay các đồ vật mà người ta tiêu hủy, có quyết định tiêu hủy hay phải tiêu hủy theo các điều khoản của luật lệ quốc gia”. Như vậy có nghĩa là chất thải là sản phẩm phụ của các hoạt động của con người. Nó không còn giá trị sử dụng đối với con người và bị loại ra khỏi cuộc sống.
Nhìn chung, dù được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản có thể hiểu một cách khái quát chất thải là một dạng vật chất phức tạp, chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Do đó cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các loại chất thải để phân loại và áp dụng các biện pháp xử lý, kiểm soát chất thải phù hợp mang tính chuyên trách, nhằm loại bỏ khả năng gây hại của các loại chất thải.
* Phân loại chất thải.
Tùy vào từng tiêu chí chất thải có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh, chất thải gồm: Chất thải thông thường và chất thải nguy hại.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại, chất thải gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
2. Quản lý chất thải
Theo điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “quản lý chất thải là họat động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Còn theo Công ước Basel (1989) thì “quản lý chất thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hay các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những tác động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn.
Quản lý chất thải có thể hiểu là một quá trình tổng hợp của nhiều hoạt động không tách rời, bao gồm:
- Hoạt động thu gom chất thải: là việc thu gom, phân loại, đóng gói, lưu giữ tạm thời chất thải tại các địa điểm hay cơ sở đã được chấp nhận. Đây là giai đoạn đầu tiên, không thể thiếu trong quá trình quản lý chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải.
- Hoạt động lưu giữ chất thải: là việc lưu giữ và bảo quản chất thải trong một thời gian nhất định với những điều kiện cần thiết để đảm bảo không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi chất thải được vận chuyển đến các địa điểm hay cơ sở tiêu hủy được chấp nhận.
- Hoạt động vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải. Đây là giai đoạn cần thiết để quá trình kiểm soát chất thải được triệt để và chặt chẽ hơn.
- Hoạt động xử lý chất thải: là quá trình sử dụng công nghệ hay biện pháp kỹ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nhằm làm mất hay giảm mức độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Hoạt động tiêu hủy chất thải: là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) chất thải làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Tất cả những hoạt động trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động trước là cơ sở cho hoạt động sau này có thể diễn ra. Do đó, để quản lý chất thải một cách hiệu quả cần quản lý tốt tất cả các khâu, từ khâu thu gom đến khâu tiêu hủy chất thải.
II. Thực trạng chất thải và pháp luật quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
1. Thực trạng chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
Những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó là mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Hàng năm, chúng ta đổ ra môi trường một khối lượng rác thải khổng lồ, phần lớn trong số đó chưa được xử lý hay xử lý chưa triệt để. Theo thống kê trong Báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện thì mỗi năm Việt Nam thải ra trên 15 triệu tấn chất thải, trung bình là 49134 tấn/ ngày bao gồm: Chất thải công nghiệp là 26877 tấn/ ngày, chất thải sinh hoạt là 21220 tấn/ ngày, chất thải y tế là 240 tấn/ ngày, cùng hàng nghìn m3 nước thải và khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, bệnh viện... thải ra môi trường(2) Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện
.Phần lớn chúng đều chưa được xử lý và trở thành nguy cơ lớn tới sức khỏe và môi trường sống hiện nay. Theo số liệu của WB cung cấp, ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 24% tổng dân số nhưng lại có đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm khoảng 40% lượng chất thải của cả nước.
Lượng chất thải phát sinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế vẫn không ngừng tăng lên song việc thu gom còn chưa được thực hiện toàn diện. Khối lượng chất thải được xử lý hầu như không đáng kể. Theo WB thì chỉ có gần 3/4 lượng rác thải ở các đô thị và 1/5 lượng rác thải ở nông thôn được thu gom, chỉ có khoảng 1/5 số điểm tiêu hủy rác trên cả nước là hợp vệ sinh còn chủ yếu là các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật. Hình thức tiêu hủy rác thải chủ yếu là đổ ở các bãi rác lộ thiên rồi đem đốt, gây ô nhiễm môi trường cho vùng dân cư xung quanh. Bên cạnh đó, nước ta còn thiếu những hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và các cơ chế khuyến khích việc thực hiện những biện pháp tiêu hủy an toàn.
Ngoài ra, lượng khí thải trên đất nước ta khi phát sinh đều chưa được qua bất kỳ m
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top