lovely_weeds

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan thay mặt là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì vậy việc chọn và nghiên cứu đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tiễn, vừa đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là: “Thực hiện cải cách thể chế và cách hoạt động của Nhà nước” [2,tr.48]. Trong đó có việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nói chung và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói riêng, nhằm mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp trước yêu cầu của tình hình mới. Làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ những bất cập, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần vào việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung những vấn đề được nghiên cứu, đề xuất trong tiểu luận góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐND các cấp (trong đó có vấn đề hoạt động giám sát của HĐND) phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trên cơ sở: “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân…”[2,tr.133].
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của HĐND các các cấp .Từ đó đánh giá về thực trạng giám sát của HĐND trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đạt được từ hoạt động giám sát của HĐND các cấp và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp những quy định pháp luật, rút ra những nhận xét khái quát từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.
5. Kết cấu tiểu luận luận
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, khoá luận được chia làm hai chương:
Chương 1: Những quy định pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.
Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

1.1. Khái niệm giám sát
1.1.1.Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp:
a. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể, nguồn gốc tối cao của quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được thực hiện theo chế độ tập quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Vì vậy Quốc hội và Hội đồng nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyền lực Nhà nước trên phạm vi toàn quốc. HĐND các cấp thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực Nhà nuớc trong phạm vi địa phương. Điều này quyết định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thay mặt cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Cho đến nay mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính quyền lực của HĐND nhưng hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan Nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng,an ninh…Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ chí Minh về cơ quan chính quyền địa phương.
Với thiết chế cơ quan chính quyền địa phương như hiện nay, quyền lực của nhân dân địa phương được thực hiện thông qua cơ quan thay mặt cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân-đó là HĐND.
Theo quy định pháp luật, chỉ HĐND mới có thẩm quyền thay mặt cho nhân dân địa phương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương, giám sát việc tuân theo pháp luật và Nghị quyết của HĐND đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân ở địa phương.
b. Chức năng của Hội đồng nhân dân:
Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thay mặt cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực của HĐND xuất phát từ quyền lực của Quốc hội. Do vậy Quốc hội( thông qua Hiến pháp) trao cho HĐND thực hiện ba chức năng:
- Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương như quyết định chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Đảm bảo thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.
Thông qua các Nghị quyết tại kỳ họp, HĐND quyết định những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Việc giám sát thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo cho Nghị quyết được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Do đó quá trình thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát của Hội đồng nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trước hết chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát. Các quyết định của HĐND về các vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng…được thể hiện dưới hình thức Nghị quyết. Nghị quyết của HĐND chính là căn cứ pháp lý để các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là Uỷ ban nhân dân) tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế. Để khẳng định các Nghị quyết của HĐND có sát với thực tế hay không? Có được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân chấp hành nghiêm chỉnh hay không? thì hoạt động giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua giám sát, HĐND kịp thời phát hiện cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, Nghị quyết của HĐND…trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đồng thời thông qua giám sát HĐND kịp thời điều chỉnh Nghị quyết cho phù hợp với thực tiễn. Quá trình giám sát thuờng xuyên tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND giúp HĐND đôn đốc, kiểm tra qua đó yêu cầu các chủ thể thực hiện đúng nội dung, yêu cầu đã được quy định trong Nghị quyết.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuhdnd1981

New Member
Re: [Free] Đề tài Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Mình cần tài liệu để tham khảo viết luận văn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam và tác động tới ổn định hệ thống tài chính Luận văn Kinh tế 0
Y Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước và phát triển các hoạt động bảo hiểm tiền gửi Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán, kinh nghiệm t Luận văn Kinh tế 0
G Hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các ngân hàng trên địa bàn của ngân hàng nhà nước chi nhánh t Luận văn Kinh tế 0
S Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với các Quỹ tín Luận văn Kinh tế 0
K Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
T Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
H Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Luận văn Luật 0
T Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh : Luận văn ThS. Luật: 60.38.01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top