lo_lem169

New Member

Download Tiểu luận Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành miễn phí





MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 4
I. DIỆN THỪA KẾ 4
1. Khái niệm diện thừa kế 4
2. Căn cứ xác định diện thừa kế 4
1.1 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân 4
1.2. Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống 6
1.3. Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng 6
II. HÀNG THỪA KẾ 8
1. Khái niệm hàng thừa kế 8
2. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế của BLDS năm 2005 9
2.1 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ nhất 9
2.2 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ hai. 12
2.3 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ ba 14
3. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng 15
III. THỪA KẾ THẾ VỊ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 16
1.Khái niệm thừa kế thế vị 16
2. Các trường hợp thừa kế thế vị 17
3. Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền thừa kế theo quy định trong BLDS 2005 18
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 20
I. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TẠI TAND 20
II. MỘT VÀI Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 21
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Tóm tắt nội dung:

quy định: “Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con”. Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng, cháu và ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của nhau và là thay mặt theo pháp luật cho nhau. Với lý do này, ngoài mối quan hệ huyết thống, dựa trên quan hệ nuôi dưỡng thì ông bà và các cháu thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.
- Đối với cha mẹ nuôi với con nuôi, mối quan hệ của họ không phải là quan hệ huyết thống, quan hệ thừa kế của họ được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng. Và quyền lợi, nghĩa vụ giữa con nuôi và con đẻ như nhau. Khi mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được thiết lập thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi, ngược lại người con nuôi phải biết yêu thương, kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ nuôi. (Việc nhận con nuôi phải tuân thủ trình tự, thủ tục, điều kiện nhận nuôi).
- Về quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế : Cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau và giám hộ, thay mặt đương nhiên của nhau. Nhưng trong thực tế cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ của chồng đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, theo điều 679 BLDS năm 2005, họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, của chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế, con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời : Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS. Tuy nhiên, con riêng không thuộc diện thừa kế của những người khác trong họ hàng thân thuộc của bố dượng, mẹ kế.
- Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hay cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hay đều không có năng lực hành vi dân sự.
HÀNG THỪA KẾ
Khái niệm hàng thừa kế
Sau khi đã xác định phạm vi những người có quyền thừa kế theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ giữa người thuộc diện thừa kế với người để lại di sản. Nhưng theo quy định của pháp luật không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, hàng thừa kế là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.(2)
Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hay bị truất quyền hưởng thừa kế hay từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Theo pháp luật thực định của nước ta thì số lượng hàng thừa kế được chia thành ba hàng và cơ sở để ghi nhận những người trong cùng một hàng thừa kế là tùy thuộc vào mức độ gần gũi, thân thích với người chết để lại di sản.
2. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế của BLDS năm 2005
2.1 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ nhất
Điểm a Khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mệ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Cơ sở xác định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất dựa trên cả ba mối quan hệ là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng. Trong đó, những người thuộc bề trên gồm: ông, bà; ngang bậc gồm: vợ, chồng và bề dưới gồm: các con. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau và là thay mặt đương nhiên của nhau theo BLDS năm 2005 và Luật HN & GĐ năm 2000. Nếu họ vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật HN & GĐ và BLDS thì họ bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005.
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thứ nhất. Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo quy định tại điều 8 lhngd thì “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Mặt khác, cũng tại điều 8 của luật trên còn quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của họ vẫn con tồn tại. Do đó, người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã sống ly thân và về mặt tình cảm hầu như tình yêu giữa họ đã chết, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó nên họ không ly hôn thì dù về mặt tình cảm, hôn nhân giữa họ “đã chết” nhưng về mặt pháp lý, hôn nhân giữa họ vẫn đang tồn tại. Vì vậy, người còn sống vẫn được hưởng di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ ba, khi một bên chết, dù người còn sống đang sống chung với người khác như vợ chồng một cách bất hợp pháp thì người đó vẫn được hưởng di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn hay đã được Tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hay bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ năm, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân được tiến hành trước ngày Luật HN & GĐ 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất.
Trường hợp thứ sáu, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày Luật HN & GĐ 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, thì họ vẫn

Link download:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top