Download Tiểu luận Xác định quyền năng nhận tiền gửi và đề xuất ý kiến về pháp luật hiện hành về quyền năng này áp dụng đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài miễn phí





Pháp luật huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng vẫn còn phân biệt đối xử không đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh và không phù hợp với luật quốc tế. Đây là một quan điểm được đưa ra trong thời kì trước, khi mà Việt Nam chưa gia nhập WTO, Luật các Tổ chức tín dụng còn quy định khá khắt khe đối với hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng nước ngoài nói chung và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Theo Nghị định của Chính Phủ số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng thay mặt của tổ chức tín dụng nước ngoài có quy định: Tổ chức tín dụng là ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Đồng thời cũng quy định hạn chế hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi so với các ngân hàng nội địa khác.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (Quỹ TDND TW) thành ngân hàng hợp tác xã. Sự ra đời của ngân hàng hợp tác xã sẽ khắc phục những hạn chế hiện nay về hoạt động của Quỹ TDND TW, tạo điều kiện liên kết hệ thống các QTDND cơ sở và hỗ trợ cho hệ thống này phát triển và bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể ngân hàng hợp tác xã sẽ thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ kho quỹ, hỗ trợ vốn, hệ thống công nghệ thông tin, khả năng quản trị cho các QTDND cơ sở. Luật các TCTD 2010 bổ sung loại hình ngân hàng hợp tác xã để tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của ngân hàng này. Theo đó, ngân hàng hợp tác xã có quyền nhận tiền gửi như ngân hàng thương mại : “Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận bằng văn bản” (Khoản 2 Điều 117 Luật các TCTD 2010). Mặc dù vậy, ngân hàng hợp tác xã vẫn bị hạn chế hơn khi các hoạt động của nó phải được sự chấp nhận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Việc này xuất phát từ sự mới mẻ của loại hình TCTD này, cần có một cơ chế hợp lý để quản lí hoạt động đi đúng hướng.
2.4. Tổ chức tài chính vi mô:
Theo khoản 1 điều 119 Luật các TCTD, tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng nhận tiền gửi dưới hình thức sau:
“a) Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;
b) Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán”.
Mới đây, ngày 25/8/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trao giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tài chính vi mô đầu tiên tại Việt Nam. Đây là Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH một thành viên Tình Thương (TYM), trực thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. TYM được thành lập trên cơ sở quỹ TYM, được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập từ năm 1992 theo phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Grameen, nhằm mục đích “cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ cùng kiệt thông qua việc hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ”. Tại lễ trao giấy phép thành lập, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, xuất phát từ thực tiễn phát triển của loại hình tổ chức tài chính vi mô, với tư cách là cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính này phát triển và hoạt động an toàn, lành mạnh.
2.5. Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài:
2.5.1. Giới thiệu về ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010, TCTD nước ngoài tại Việt Nam được hiện diện dưới các hình thức sau: “Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài”. Trong đó, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các loại ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là các ngân hàng thương mại, được hưởng các quyền hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng như ngân hàng thương mại, trong đó có kể đến quyền năng nhận tiền gửi.
Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hay nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (một hay nhiều ngân hàng nước ngoài). Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nước cấp và theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngân hàng liên doanh chỉ thành lập hợp pháp khi bên nước ngoài có phần vốn góp không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Thời hạn hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng liên doanh tối đa không quá 30 năm. Một điểm nhấn trong việc phát triển hệ thống hàng liên doanh tại Việt Nam là sự kiện cuối năm 2006, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga được thành lập, tăng số lượng ngân hàng liên doanh tại Việt Nam lên 05 ngân hàng với 15 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai. Hiện nay do số lượng nhỏ, các ngân hàng liên doanh vẫn giữ vị trí khiêm tốn trên thị trường tài chính Việt Nam và những thay đổi so với năm trước còn chưa thực sự rõ nét, cả về mạng lưới chi nhánh, các loại hình dịch vụ cung cấp, kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. (theo khoản 6 điều 7 Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng thay mặt tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là một loại hình mới trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Cụ thể, từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đây là sự phát triển mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, thực hiện các cam kết với WTO, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đó là Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Hầu hết, các ngân hàng nước ngoài đều mở chi nhánh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Theo khoản 9 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, chi nhánh ngân hàng nhà nước được định nghĩa như sau: “…là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam”. Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có tư cách của một chủ thể độc lập mà theo chế độ ủy quyền của ngân hàng nước ngoài khi thực hiện các giao dịch tại Việt Nam. Trường hợp một ngân hàng mở nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì các chi nhánh này là những đơn vị được tổ chức độc lậpvới nhau, phụ thuộc ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoà...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top