Christy

New Member

Download Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra miễn phí





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG.
I. Khái niệm.
II. Đặc điểm.
III. Ý nghĩa.
B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.
I. Cơ sở lý luận.
1. Nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
3.Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
3.1. Có thiệt hại xảy ra.
3.2.Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
II. Cơ sở thực tiễn.
1.Thực tiễn áp dụng về việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2. Những bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ạn ô tô xảy ra do cấu tạo máy móc của xe; bình hóa chất bị nổ khi đang vận chuyển…
Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005 thì có các loại nguồn nguy hiểm cao độ sau đây:
– Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật…” (khoản 18, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008). Tuy nhiên, phương tiện giao thông vận tải cơ giới không chỉ giới hạn ở đường bộ mà còn có phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt, đường thủy và đường hành không.
Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định phương tiện giao thông vận tải cơ giới nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Về vấn đề này pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ. Trên thực tế, có những loại phương tiện nằm ngoài “sự kiểm soát” của pháp luật khi quy định về “nguồn nguy hiểm cao độ”, chẳng hạn như xe đạp điện, xe Babetta, Java hay máy thi công, máy xúc, máy ủi… - có thể coi đây là những loại xe tương tự theo sự liệt kê tại khoản 18, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo Bộ luật Hàng hải: “Tàu biển là tàu hay cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển” (Điều 11, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005), tàu biển cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Đối với phương tiện giao thông vận tải đường thủy nội thì tại khoản 7, Điều 3, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: “phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hay không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa”.
Đối với tàu bay là phương tiện trong hoạt động vận chuyển hàng không thì: “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyền nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất”. (khoản 1, Điều 13, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006).
Đối với phương tiện giao thông vận tải đường sắt. Khoản 20, Điều 3, Luật Đường sắt 2005 quy định: “Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực. phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt”. Tuy nhiên, nếu các phương tiện chuyên dùng thô sơ di chuyển trên đường sắt thì không coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
– Hệ thống tải điện: dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao…; nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”, điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh. Hoạt động là “Vận động vận hành để thực hiện chức năng nào hay gây tác động vào đó: Máy móc hoạt động bình thường theo dõi hoạt động của cơn bão”. Như vậy, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang “hoạt động” có nghĩa là có sự vận hành của các loại tài sản này.
Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Hoạt động của xe cơ giới có thể là hoạt động di chuyển (cơ học hay điều khiển) hay không di chuyển nhưng thiết bị đang được vận hành, VD: xe nổ máy nhưng chưa di chuyển.
Đối với hệ thống tải điện: Phải có dòng điện chạy qua.
Đối với nhà máy công nghiệp: Phải đang trong quá trình vận hành, sản xuất.
– Vũ khí: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
– Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn… dễ gây ra cháy nổ. Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxi trong không khí, nước hay dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hay không cao (diêm, photpho, lưu huỳnh, xăng dầu…).
Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng…).
– Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật, cũng như đối với môi trường xung quanh; các chất có thể gây hư hại, bệnh, hay tử vong cho các cơ thể, thường bằng các phản ứng hóa học hay các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào (VD: các chất độc bảng A như Aconitin và các loại muối của nó, kẽm photpho, nicotin…).
– Chất phóng xạ là “chất ở thể rắn, lỏng hay khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70KBO/KG. Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học (urani, radi…), có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hay gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.
– Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. VD: hổ, báo, sư tử, gấu… Cẩn phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường hợp nó hung dữ (VD: chó, mèo, vật nuôi khác bị bệnh dại cắn người…) với thiệt hại do thú dữ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu vật nuôi trong gia đình bị dại gây thiệt hại thì thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, còn thiệt hại do thú dữ gây ra sẽ thuộc trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thú dữ gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự quản lý (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không phát sinh, mặc dù tài sản này thuộc sở hữu của Nhà nước. VD: đàn voi dữ ở trong rừng bỗng nhiên vào làng có người dân sinh sống, gây thiệt hại về người và phá hại hoa màu, tài sản…
Với ý nghĩa luôn tiềm ẩn nguy cơ, khả năng gây thiệt hại cho con người và thế giới xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ nên BLDS quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Quy định này đòi hỏi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, người được giao trông coi, chiếm hữu, sử dụng, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ phải tuyệt đối tuần thủ các quy định của pháp luật trong từng trường hợp, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa về mặt pháp lý trong việc xác định người bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do sự hoạt động được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức bị nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ hay điều khiển, vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Nguyên tắc bồi thường khi bị thiệt hại là bị thiệt hại bao nhiêu thì được hưởng bồi thường bấy nhiêu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top