socola_chua2000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

B.NỘI DUNG.
I.GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Giao dịch dân sự là gì?
1.1.Khái niệm.
1.2.Mục đích của giao dịch dân sự.
1.3.Hình thức giao dịch dân sự.
2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2.1.Điều kiện về chủ thể.
2.2.Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự.
2.3.Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch.
2.4.Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự.
3.Phân loại giao dịch dân sự.
4.Giao dịch dân sự có điều kiện.
5.Giao dịch dân sự vô hiệu.
II.CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Hợp đồng dân sự.
1.1.Khái niệm.
1.2.Phân loại hợp đồng dân sự.
1.3.Nội dung của hợp đồng dân sự.
1.4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
1.5.Giải thích giao dịch dân sự.
1.6.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
2.Hành vi pháp lý đơn phương.
A.LỜI MỞ ĐẦU.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hay thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác…
Sự thỏa thuận dân sự đó được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó.

B.NỘI DUNG.
I.GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Giao dịch dân sự là gì?
1.1.Khái niệm.
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS năm 2005).
Giao dịch dân sự được thực hiện là hành vi được thực hiện nhằm thu được một kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả đó trở thành hiện thực. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hay đa phương ( hợp đồng ) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với mục đích và động cơ nhất định.
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể thực hiện (ví dụ như lập di chúc … ), nhưng cũng có thể nhiều chủ thể cùng thực hiện ý chí trong giao dịch đó ( ví dụ: tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa cho người khác. Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch.
Nếu hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể thì hợp đồng dân sự ngược lại là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông thường hợp đồng dân sự có 2 bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể ( mua bán, cho thuê… ) nhưng cũng có những hợp đồng có nhiều bên tham gia.
Tất cả các loại giao dịch dân sự đều có một điểm chung là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm mục đích nhất định cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong con người mà nội dung của nó được xác định bởi nhu cầu nhất định của bản thân họ. Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác biết được nội dung, mục đích và động cơ cụ thể của giao dịch dân sự. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể và sự bày tỏ ý kiến của chủ thể tham gia giao dịch. Điều này đúng với các giao dịch dân sự có chủ thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Người thay mặt của các chủ thể pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí của chủ thể trong phạm vi, thẩm quyền thay mặt của họ.
Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội.
1.2.Mục đích của giao dịch dân sự.
“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123 BLDS 2005). Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính chất pháp lý ( mục đích pháp lý). Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lý của bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lý đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ mọi nội quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch trung với mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lý).
Có những trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù hợp với mong muốn ban đầu (với mục đích pháp lý). Có thể là do giao dịch đó bất hợp pháp cũng có thể do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có hiệu lực. Ví dụ như người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì không được xác lập quyền sở hữu, mà còn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại chủ sở hữu tài sản đó (người bán không phải là chủ sở hữu tài sản thì không có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua).
Dù hành vi tuyền bố đơn phương của một người, hay hành vi xác lập hợp đồng dân sự, các chủ thể đều hướng tới mục đích nhất định. Tuy mục đích hướng tới là khác nhau nhưng đều nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần của họ.
Như vậy, mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả trực tiếp phát sinh từ giao dịch. Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố không thể thiếu trong giao dịch dân sự, là cơ sở xác định việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự đó có hiệu lực pháp lý hay không.
Mục đích của giao dịch dân sự khác với động cơ xác lập giao dịch. Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch, nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý. Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ thì không. Ví dụ: Trong giao dịch dân sự về mua bán nhà, mục đích của người mua nhà là quyền sở hữu nhà, còn động cơ có thể để ở, cho thuê, hay bán lại… Tuy nhiên, động cơ của giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa pháp lý. Trong trường hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch, là một bộ phận cấu thành của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp đồng), các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.

1.3.Hình thức giao dịch dân sự.
Đặc điểm chung của tất cả các giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Sự thống nhất này phải được thể hiện đươi một hình thức nhất định phù hợp với ý chí đích thực của các bên. Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Thông qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể tham gia giao dịch khi có hành vi vi phạm xảy ra. Có nhiều hình thức khác nhau:
- Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hay hành vi cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau khi thực hiện ( mua bán trao tay), hay giữa các chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân sự khi thể hiện bằng lời nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định mới có giá trị (VD: di chúc miệng).


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Giao dịch dân sự trong pháp luật hiện hành

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top