Download Tiểu luận Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động, giải quyết tình huống miễn phí





*Thời hiệu giải quyết khiếu nại: điều 9 nghị đình 04/2005/NĐ-CP
Thời hiệu KN được quy định là 90 ngày kể từ ngày người KN nhận được quyết định lao động hay có hành vi lao động của NSDLĐ. Trong trường hợp ốm đau, thiên tai, dịch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hay vì trở ngại khách quan khác mà người KN không thực hiện được quyền KN theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu KN
*Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại:
Khi nhận đơn khiếu nại của NLĐ, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra xem xét nội dung vụ việc xem nó có thuộc thẩm quyền của mình hay không. Điều 11 nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định sáu trường hợp không thụ lí giải quyết. Trong quá trình nhận đơn KN, nếu nội dung của nó không thuộc thầm quyền giải quyết của người nhận thì phải giải thích cho người KN nguyên nhân đơn không được thụ lí giải quyết
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à các chủ thể quản lí hành chính, thực hiện nhiệm vụ được pháp luật giao và trong quá trình đó, họ đã vi phạm các quyết định trong xử lí kỉ luật, quản lí hành chính => bị khiếu nại.
Còn trong lao động, người bị KN là NSDLĐ, quy định tại khoản 4 điều 4 NĐ 04/2005/NĐ-CP: “Người bị khiếu nại là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị khiếu nại”. Có thể hiểu là trong quá trình sử dụng lao động, NSDLĐ đã có hành vi vi phạm pháp luật mà sự vi phạm đó ảnh hưởng đến NLĐ. Họ luôn mâu thuẫn với nhau mà xuất phát từ nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích => NSDLĐ bị khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại:
Khi NLĐ bị tác động bởi các hành vi của NSDLĐ thì NLĐ sẽ khiếu nại lên chính người đã ra quyết định, thực hiện hành vi đó. Nếu KN lần đầu không được giải quyết thì người KN có thể KN lên các chủ thể có thầm quyền cao hơn. Khoản 7 điều 4 Nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định :“Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Đó thường là NSDLĐ, thanh tra lao động, Công đoàn.
Giải quyết khiếu nại: là hệ quả tất yếu của KN. Khi nhận được đơn KN thì các chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện nhiệm vụ giải quyết thỏa đáng các kiến nghị trong đơn. Khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại”. Trong lĩnh vực lao động, tại khoản 9 Điều 4 nghị định 04/2005 NĐ-CP cũng quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Việc giải quyết KN sẽ do người trực tiếp có quyết định bị KN thực hiện từ đó việc xác định vụ việc sẽ khách quan hơn.
3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lao động
- Nguyên tắc giải quyết KN trong lao động khách quan, trung thực và đúng pháp luật: trong thụ lí đơn thư khiếu nại của NLĐ trong quá trình xác minh, thu nhập tài liệu, chứng cứ giải quyết khiếu nại; trong việc đưa ra kết luận giải quyết vụ việc khiếu nại.
- Nguyên tắc giải quyết KN trong lao động kịp thời nhanh chóng và công khai.
- Nguyên tắc giải quyết KN trong lao động đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
II. Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
* Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại.
- Quyền của người khiếu nại:
Theo quy định của BLLĐ và điều 17 Luật khiếu nại sửa đổi bổ sung 2004, 2005 thì NLĐ có quyền KN với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ,về nhiều lĩnh vực như: việc làm, lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm, môi trường làm việc….Ngoài các quy định này, khoản 1 Điều 6 Nghị định 04/2005/NĐ-CP cũng quy định các quyền của người KN như sau:
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a. Tự mình hay thông qua người thay mặt hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại;.
b. Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động và Thanh tra viên laođộng khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến Chánh thanh tra Bộ;
c. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại;
d. Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
=> Các quy định về quyền của người KN trong lao động tạo bước thuận lợi đầu tiên cho NLĐ khi khiếu nại, đặc biệt đối với những người đi công tác xa hay do tâm lí ngại va chạm. Giúp giải quyết những vướng mắc băn khoăn của người khiếu nại trước khi giải quyết khiếu nại lần đầu, khi họ vẫn không thỏa mãn với quyết định đó thì có thể khiếu nại lên cấp trên nữa, đảm bảo quyền lợi tối đa của NLĐ. Tạo tâm lí tốt, yên tâm cho NLĐ khi thực hiện quyền của mình.
- Nghĩa vụ của người khiếu nại:
Người KN sau khi hưởng các quyền thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật. Cụ thể là khoản 2 Điều 6 Nghị định 04/2005/NĐ-CP
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ:
a. Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
=> Nghĩa vụ mang tính bắt buộc giúp vụ việc được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho họ.
b. Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếu có); chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp;
=> Hướng dẫn chi tiết cách làm đơn cho người khiếu nại, tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại khách quan và trung thực.
c. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
=> Đề cao tính tối cao của pháp luật, thể hiện quyền lực của Nhà nước trong giải quyết khiểu nại lao động
* Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
- Quyền của người bị khiếu nại:
Quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 04/2005/NĐ-CP:
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a. Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại;
b. Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.
=> Đảm bảo sự công bằng và quyền lợi chính đáng cho người bị khiếu nại khi chứng minh các hành vi của người khiếu nại là sai
- Nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
Quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 04/2005/NĐ-CP:
2. Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a. Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về lao động;
=> Căn cứ quan trọng cho việc tháo gỡ vụ việc khiếu nại của NLĐ
b. Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ lợi ích của cả hai bên
c. Giải trình về quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đã có hiệu lực pháp luật;
đ. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp
=> Việc làm bắt buộc đề cao tính tối cao của pháp luật, vi phạm pháp luật thì phải bị xử lí, đó là điều hiển nhiên.
2.Cơ chế giải quyết khiếu nại trong lao động
* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lao động được quy định tại điều 186 và điều 187 BLLĐ là thuộc về Thanh tra Nhà nước về lao động. Tại nghị định 04/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền được qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top