cody_tricini

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU

Trong một năm qua, chúng ta cũng đã thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO của mình. Chúng ta đã xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản pháp quy quan trọng nhằm đưa hệ thống pháp luật về kinh tế - thương mại phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các quy định của WTO. Cho đến nay, việc sửa đổi hay ban hành mới các luật và pháp lệnh theo cam kết đã hoàn tất, chỉ còn một số văn bản dưới luật đang hoàn thiện. Chúng ta cũng chủ động sửa đổi khoảng 30 luật và pháp lệnh cho phù hợp với các nguyên tắc và qui định của WTO.
Về dỡ bỏ hàng rào quan thuế, từ đầu năm 2007, Việt Nam bắt đầu cắt giảm gần 2000 dòng thuế theo cam kết gia nhập WTO, trong đó có bao gồm các mặt hàng quan trọng như dệt may, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng…Việt Nam cũng nỗ lực mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh chống tham nhũng. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, chúng ta đã mở cửa thị trường nhanh hơn, rộng hơn so với cam kết, trước hết là vì lợi ích phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề hiện nay đang rất có sự ảnh hưởng cao đến các tổ chức doanh nghiệp và cá thể kinh doanh khi đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tui đã chủ động lựa chọn đề tài "Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan".




NỘI DUNG
I. THUẾ QUAN, TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN TỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Những khái niệm liên quan đến Thuế quan:
* Thuế quan: loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu. Được tính theo giá trị hàng hoá (theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá) hay theo một cơ sở cố định (ví dụ 7 đô la trên 100 kg). Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nội địa cùng loại và là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
* Hàng rào thuế quan: là những biện pháp kinh tế và quản lí kinh tế mà chính phủ một nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, nhằm hạn chế việc nhập hàng hoá đó vào nước mình nhằm bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia. Có các biện pháp như: đánh thuế nhập khẩu cao, hay quy định hạn ngạch nhập khẩu, các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, kiểm soát ngoại hối... (thường được gọi là hàng rào phi thuế quan). Các nước tư bản thường sử dụng HRTQ để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, để cải thiện cán cân buôn bán và cán cân thanh toán, hay để trả đũa đối phương trong trường hợp đấu tranh mậu dịch. Việc sử dụng HRTQ có thể dẫn tới những cuộc xung đột trong quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại giữa các nước hữu quan, thậm chí còn có thể dẫn đến mâu thuẫn lớn, thường gọi là "chiến tranh thương mại".
* Cố định mức thuế trần: cam kết không được tăng thuế quan lên cao hơn mức đã thoả thuận. Trong trường hợp một mức thuế quan trần được ấn định, sẽ không được phép nâng thuế quan lên cao hơn mức này nếu không có hình thức bù lỗ cho bên bị thiệt hại.
* Mức thuế đỉnh: mức thuế quan lương đối cao, thường được áp dụng đối với các sản phẩm “nhạy cảm” trong khi mặt bằng thuế quan chung lại thấp. Đối với các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trần15% thường được coi là “mức thuế đỉnh”.
* Mức thuế hại: mức thuế quan thấp đến mức chi phí cho việc thu thuế còn cao hơn số tiền thu được.
* Free-rider - hay quốc gia được hưởng lợi mà không cần
phải có đi có lại - Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nước không đưa ra các cam kết nhượng bộ trong thương mại nhưng lại được giảm thuế quan và có
được sự nhượng bộ của các nước thông qua đàm phán trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc.
* Thuế quan lũy tiến: Đánh thuế các bán thành phẩm nhập khẩu cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu, nhưng thấp hơn so với với thành phẩm nhập khẩu. Đây là biện pháp để bảo vệ công nghiệp chế biến trong nước và hạn
chế mọi hoạt động chế biến tại các nước có nguyên vật liệu.
* Thuế chống bán phá giá: Điều VI Hiệp định GATT 1994 cho phép áp dụng đối với hàng hoá bán phá giá một loại thuế chống phá giá ngang bằng với khoản chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thực của hàng hoá bán phá giá nếu như việc bán phá giá gây thiệt hại cho các nhà sản xuất mặt hàng đó tại nước nhập khẩu.
2. Vai trò của Thuế quan trong thương mại quốc tế:
Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hay lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hay nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hay phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không còn áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc... Thuế trị giá là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó. Thuế quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị. Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường. Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp tác.
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Thuế quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (từ 19-12-1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế quan Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng.
Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Vananh26051999

New Member
Re: [Free] Đề tài Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Bài viết bổ ích
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Các kiến nghị và giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
H Các nội dung chủ yếu của AFTA và lịch trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam Công nghệ thông tin 0
D Thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan Luận văn Kinh tế 0
B Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
H Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn tại Cục hải quan thành phố Đà Nẵng Luận văn Luật 0
C [Free] Xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội: thực trạng và giải pháp h Luận văn Kinh tế 0
Z Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
P Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
C Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top