djss0o0_pro

New Member

Download Đề tài Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và một số vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại quốc tế miễn phí





I.Lời mở đầu: 1
II.Phần nội dung: 2
1.Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế: 2
2.Quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế: 4
3.Một số vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại quốc tế: 5
3.1 Các quy định cơ bản về thương mại hàng hóa quốc tế: 6
3.2 Các quy định cơ bản về thương mại dịch vụ: 11
4. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và một số những hoạt động cụ thể trong các tổ chức quốc tế : 20
4.1 Hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam vào ASEAN: 20
4.2 Hội nhập kinh tế của Việt Nam vào tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương: 24
4.3 Việt Nam hội nhập WTO: 26
5.Các giải pháp nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả: 29
5.1 Giải pháp tổng thể: 29
5.2 Giải pháp trong một số lĩnh vực vụ thể: 30
III.Kết luận: 34
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh tự vệ là yêu cầu nước thành viên khi xem xét sử dụng biện pháp tự vệ phải đưa ra cơ hội thích hợp để tham vấn trước với các nước thành viên có quyền lợi đáng kể với tư cách là nhà xuất khẩu sản phẩm liên quan.
Các rào cản phi thuế quan:
Hàng rào phi thuế quan là khái niệm chỉ các rào cản đối với thương mại và không phải thuế quan như : cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu, các quy định về định giá hải quan đối với hàng hóa, kiểm hóa trước khi xuất; các quy tắc xuất xứ; các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
3.2 Các quy định cơ bản về thương mại dịch vụ:
+Theo hiệp định GATS thì thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp một dịch vụ: từ lãnh thổ nước này đến lãnh thổ của một nước khác theo phương thức cung ứng dịch vụ qua biên giới;trên lãnh thổ của một nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của bất kì nước nào khác theo phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; Bởi người tổ chức cung ứng dịch vụ của nước này tại bất kì một nước khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức hiện diện thương mại; Bởi người thể nhân cung cấp dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất kì một nước khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức hiện diện thể nhân.
+ Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế tuân theo những nguyên tắc cơ bản như là:
- Đối xử tối huệ quốc (MFN) ưu đãi nào đã được dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước thì phải được dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các nước khác. Nguyên tắc MFN có nghĩa là tất cả các đối tác thương mại được đối xử công bằng theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử.Trong khuôn khổ của GATS nếu một nước mở cửa một lĩnh vực cho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên của WTO. Ngoài ra nguyên tắc MFN cũng có những ngoại lệ trong các quy định cụ thể của các tổ chức kinh tế.
- Tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT):
Cam kết mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong các lĩnh vực cụ thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán.Các cam kết này được liệt kê trong các danh mục các ngành sẽ mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
- Chấp nhận loại trừ các dịch vụ công: Các dịch vụ công được loại trừ khỏi luật thương mại quốc tế và không có quy định nào của GATS buộc các cơ quan công quyền phải tư nhân hóa các ngành công nghiệp dịch vụ.
- Đảm bảo tính minh bạch công khai: Chính phủ các nước phải công bố tất cả các luật, quy định phù hợp và thiết lập các điểm thông tin trong các cơ quan hành chính của mình.
- Công nhận hệ thống chất lượng: Khi hai hay nhiều chính phủ ký hiệp định công nhận hệ thống chất lượng của nhau( chẳng hạn trong việc cấp giấy phép hoặc chứng nhận cho các nhà cung ứng dịch vụ) thì họ phải tạo điều kiện cho các thành viên khác được đàm phán với họ về các thỏa thuận tương tự.
- Được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước:
3.3 Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài:
+Đầu tư nước ngoài là hình thức lưu chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế - xã hội nhất định. Có hai loại hình đầu tư nước ngoài phổ biến là : Đầu tư công cộng nước ngoài và đầu tư tư nhân nước ngoài .
+) Đầu tư công cộng nước ngoài : Là đầu tư nước ngoài dưới dạng cho vay, tín dụng, trợ cấp hay viện trợ không hoàn lại của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước ( thường là nước đang phát triển ) nhằm chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính dễ dàng, không áp dụng trong quan hệ thương mại thông thường .
+) Đầu tư tư nhân nước ngoài : Là đầu tư nước ngoài của một cá nhân hay tổ chức trên lãnh thổ một quốc gia khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế xã hội nhất định. Hình thức đầu tư này làm phát sinh nhiều mối quan hệ pháp lý (giữa tư nhân xuất vốn với quốc gia nhập vốn hay với tư nhân nhập vốn thuộc quốc gia đó; giữa quốc gia có người xuất vốn với quốc gia nhập vốn). Các quan hệ pháp lý này vừa có nội dung pháp lý quốc tế, vừa có nội dung pháp lý quốc nội về dân sự, thương mại có yêu tố nước ngoài.
+ Vai trò của đầu tư nước ngoài
Đối với các nước xuất vốn đầu tư, ĐTNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, giá hạ; và bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế.
Đối với các nước nhận vốn đầu tư, ĐTNN giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước như nạn thất nghiệp, lạm phát; tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế; tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại trong nước, giúp các nhà doanh nghiệp địa phương học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, ứng dụng kĩ thuật mới; và giảm một phần nợ nước ngoài.
+ Các hình thức đầu tư công cộng
Thứ nhất , trong quan hệ đa phương
Trên phạm vi toàn cầu, Hệ thống Liên hợp quốc thực hiện viện trợ tài chính công cộng đa phương thông qua Tập đoàn Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là IBRD, IDA và IFC, trong đó Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển ( IBRD) là cơ quan tài trợ có thẩm quyền chung; Hiệp hội quốc tế phát triển ( IDA) là cơ quan cung cấp các khoản tín dụng cho nhu cầu phát triển của các nước nghèo nhất và công ty tài chính quốc tế ( IFC ) là cơ quan khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân trong nền kinh tế các nước đang phát triển .
Ngoài ra, các nước còn lập ra một số quỹ viện trợ hoạt động với tư cách là những cơ quan phụ trợ hay tổ chức chuyên môn của Hệ thống Liên hợp quốc .
Vấn đề ĐTNN cũng được xem xét thảo luận trong phạm vi của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). WTO đến nay chưa có một hiệp định chung, thống nhất điều chỉnh vấn đề ĐTNN, nhưng một số quy định về ĐTNN đã được ghi nhận trong các hiệp hội của WTO như Hiệp định GATT( đặc biệt là Hiệp định TRIMS, Hiệp đinh SCVM), Hiệp định GATS. Hiệp đinh TRIPS. Các quy định pháp luật của các nước thành viên WTO điều chỉnh hoạt động ĐTNN phải phu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top