Whitman

New Member

Download Tiểu luận Thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện miễn phí





MỤC LỤC
I- LỜI MỞ ĐẦU.
II- NỘI DUNG.
1. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
1.1. Cơ sở pháp lí.
1.2. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN
2. Thực trạng thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong lĩnh vực NSNN.
2.1.Những mặt đạt được trong việc thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong lĩnh vực NSNN.
2.2 Những hạn chế trong việc thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên.
3. Đề xuất pháp lý của nhóm:
III - KẾT LUẬN.
IV - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phương, thay mặt cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Theo Hiến pháp 1992, bộ máy hoạt động của HĐND tổ chức thành một hệ thống chuyên trách, thể hiện ở ba cấp hoạt động : HĐND cấp Tỉnh –HĐND cấp huyện –HĐND cấp xã
Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND các cấp trong lĩnh vực kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực NSNN có thẩm quyền: quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
Dựa trên quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật NSNN 2002 đã cụ thể quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
Quyền hạn của HĐND các cấp được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật NSNN. Theo đó, HĐND các cấp có quyền như sau:
Trong quá trình lập dự toán NSNN : Quyền hạn của HĐND các cấp được quy định tại điểm a;b;c thuộc khoản 1, khoản 2 điều 25 Luật NSNN 2002 .
Thứ nhất, căn cứ vào nhiệm vụ thu chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương , HĐND các cấp quyết định :
“ a) Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu từ nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Dự toán thu NSĐP, bao gồm các khoản thu NSĐP hưởng 100%, phần NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
c) Chi NSĐP, bao gồm cả chi ngân sách cấp mình và chi NSĐP cấp dưới, chi tiết theo lĩnh vực chi đầu tư phát triển,chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính , dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể trong từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ.”
Thứ hai, HĐND có quyền quyết định phân bổ dự toán cấp mình ( khoản 2 Điều 25), bao gồm :
“ a) Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
b) Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối bổ sung có mục tiêu.”
Ngoài ra HĐND các cấp còn có thẩm quyền quyết định các chủ trương biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương (khoản 4 Điều 25) , quyết định điều chỉnh dự toán địa phương trong trường hợp cần thiết(khoản 5 Điều 25) .
Để giúp cho HĐND các cấp có đủ cơ sở, căn cứ khi xem xét, thảo luận và quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách ở địa phương thì các báo cáo của UBND trước khi trình HĐND quyết định phải được ban chuyên môn ( ban kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh, ban kinh tế - xã hội của HĐND huyện, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn ) và ban khác của HĐND thẩm định cho ý kiến. UBND nghiên cứu, tiếp thu ý kiếm thẩm tra của các ban thuộcHĐND , hoàn chỉnh các báo cáo để trình thường trựcHĐND.
Ban kinh tế và ngân sách, ban kinh tế - xã hội tổng hợp các ý kiến của các ban khác có liên quan lập báo cáo thẩm tra để trình thường trực HĐND. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì ban kinh tế và ngân sách, ban kinh tế - xã hội và các UBND trao đổi, làm rõ những nội dung còn khác nhau đó để trình thường trực HĐND xem xét, cho ý kiến trước khi trình HĐND quyết định.
Đối với cấp xã, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND thẩm tra, cho ý kiến đối với các báo cáo củaUBND. Căn cứ ý kiến của chủ tịch, phó chủ tịchHĐND, UBND báo cáo những vấn đề tiếp thu, những vấn đề giải trình để làm rõ và hoàn chỉnh các báo cáo, trình HĐND. Chủ tịch HĐND chủ trì có sự phối hợp của UBND hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra, trình hộiHĐND. Báo cáo của UBND trình HĐND và báo cáo thẩm tra của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND được gửi đến đại biểu HĐND theo quy chế hoạt động của HĐND các cấp.
Trong quá trình chấp hành và quyết toán NSNN
HĐND tham gia vào hoạt động chấp hành ngân sách thông qua các nội dung như điều chỉnh các chỉ tiêu NSNN trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động chấp hành ngân sách của UBND cùng cấp. Theo khoản 7 Điều 25, HĐND có quyền “ bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính ngân sách của UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.”
Trong hoạt động quyết toán NSNN, HĐND các cấp chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu của quyết toán ngân sách cấp mình và của ngân sách cấp dưới, phê chuẩn quyết toán NSĐP( khoản 3 Điều 25).
HĐND các cấp còn có vai trò qua trọng trong việc kiểm soát đối với hoạt động chấp hành và quyết toán NSNN. Theo khoản 6 Điều 25 Luật NSNN, HĐND các cấp có trách nhiệm “ giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.”. Theo đó, nhiệm vụ giám sát hoạt động chấp hành ngân sách của HĐND các cấp thực hiện nội dung chủ yếu sau:
Giám sát hoạt động chấp hành các khoản thu NSNN tại địa phương. Đối với hoạt động chấp hành thu ngân sách, việc giám sát tính hợp pháp của các khoản thu ngân sách ở địa phương cần được chú trọng.
Giám sát hoạt động chấp hành chi NSNN tại địa phương. Hoạt động chi ngân sách luôn đặt ra yêu cầu đúng pháp luật, có hiệu quả và tiết kiệm. Đối với hoạt động chi có nguồn gốc từ đóng góp của công chúng, HĐND cần phối hợp với các tổ chức xã hội tại địa phương để hoạt động giám sát có hiệu quả.
Có thể nhận thấy, luật NSNN 2002 đã tạo quyền năng thực sự cho HĐND các cấp trong việc quyết định ngân sách cấp mình; điều đó cũng đồng nghĩa với yêu cầu nâng cao trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là HĐND tỉnh. Chính vì vậy, HĐND tỉnh ngoài thẩm quyền chung theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 điều 25 thì Luật NSNN còn quy định quyền hạn riêng của HĐND tỉnh khoản 8 Điều 25:
“ a) Quyết định việc phân cấp nguồn thu , nhiệm vụ , chỉ cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 4 của Luật này.
b) Quyết định tỷ lệ phần trăm(%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 điều 30 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương
c) Quyết định thu phí ,lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật ;
d) Quyết định cụ thể số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Chính phủ;
đ) Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.”
2. Thực trạng thực thi quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
2.1.Những mặt đạt được trong việc thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top