phudung36

New Member

Download Tiểu luận Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật - lý luận và giải pháp miễn phí





Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định về việc thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ như một công đoạn bắt buộc và chính thức mà được coi như một công việc có tính nội bộ của chính phủ.
Tuy nhiên, theo nghị định số 18/2003/NĐ- CP ngày 20/02/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng chính phủ lại quy định thẩm tra như là nhiệm vụ thường xuyên của Văn phòng chính phủ. Điều 36 nghị định số 161/2005/NĐ- CP và Điều 16 quy chế làm việc của chính phủ ban hành kèm theo nghị định số 23/2003/NĐ- CP ngày 12/12/2003 cũng đề cập đến việc thẩm tra của Văn phòng chính phủ như một công việc có tính nội bộ.
Theo đó, Văn phòng chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra về quy trình, hồ sơ thủ tục hành chính, tính hợp pháp, sự phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và sự phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ; phân tích, tổng hợp có kiến đánh giá độc lập về nội dung của đề án, dự án để trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Việc tìm ra, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và cách bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp luôn là một nhiệm vụ được các nhà làm luật các nước rất coi trọng- Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ bởi nước ta đang trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng những biện pháp như thiết lập hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính “kim chỉ nam” cho toàn bộ hệ thống pháp luật; giải thích pháp luật; giám sát; kiểm ra, xử lí văn bản; pháp điển hóa pháp luật thì hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL) của các chủ thể có thẩm quyền là một cách rất quan trọng mang tính “phòng ngừa” đang được chú trọng sử dụng và đem lại hiệu quả rất cao.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận về thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
1.1. Khái niệm chung:
Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã nêu lên định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay pợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong Luật ban hành văn bản pháp luật hay trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Là một vấn đề quan trọng nên có rất nhiều quan điểm, những cách nhìn nhận khác nhau xoay quanh vấn đề thẩm tra và thẩm định. Tuy nhiên, ta có thể hiểu về chúng thông qua:
Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ- TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng chính phủ đã định nghĩa hoạt động thẩm định dự thảo VB QPPL là hoạt động “xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”.
Về vấn đề thẩm tra Từ điển Luật học định nghĩa: “Thẩm tra là việc xem xét lại kĩ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hay một Ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một Ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình UBTVQH. Cơ quan thẩm tra xem xét cả hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án”.
Như vậy, ta có thể hiểu trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự thảo VB QPPL là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan đối với dự thảo VB QPPL trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản (một khía cạnh của hoạt động quản lí nhà nước). Tham gia vào hoạt động này là các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1.2. Chủ thể thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
Chủ thể thẩm tra dự thảo VB QPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm: Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (căn cứ vào Điều 21 Luật tổ chức Quốc hội, khoản 1 Điều 41 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008...). Ở địa phương cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp thuộc về các ban của Hội đồng nhân dân (quy định tại Điều 55 luật tổ chức hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004).
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành thẩm định dự thảo VB QPPL ở trung ương là Bộ tư pháp và tổ chức pháp chế của các bộ, ngành (quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Ở địa phương chủ thể có trách nhiệm thẩm định được giao cho cơ quan tư pháp trực thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân- tương ứng với cấp tỉnh là Sở tư pháp, cấp huyện là Phòng tư pháp (quy định tại Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND năm 2004, thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV...)
Tùy thuộc vào từng trường hợp dự thảo có thể được thẩm định, thẩm tra một hay nhiều lần; có thể do một hay nhiều cơ quan cùng thực hiện; có thể tiến hành độc lập hay có sự phối hợp...
2. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
2.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thẩm tra
Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự về mặt chuyên môn nhưng chúng cũng những khác biệt: Xét về thời điểm tiến hành thẩm định được thực hiện trước thẩm tra trong quy trình ban hành VB QPPL. Hầu hết các dự thảo VB QPPL đều được thẩm định (trừ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện và dự thảo VB QPPL của cấp xã)- riêng các dự án, dự thảo VB QPPL của Quốc hội, UBTVQH và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn được thanh tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2.1.1. Trách nhiệm thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
Pháp luật quy định Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và các dự án, dự thảo khác do Quốc hội, UBTVQH giao; hay tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH trước khi trình Quốc hội và UBTVQH thảo luận cho ý kiến.
Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời thay mặt cơ quan được phân công tham gia thẩm tra dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc về nội dung của dự án, dự thảo. Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết nhưng tập trung vào những vấn đề chủ yếu quy định tại Điều 43 Luật ban hành văn bản pháp luật 2008 như: đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; sự phù hợp nội dung của dự án với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; với Hiến pháp, luật và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật; tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản. Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; riêng đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trình UBTVQH cho ý kiến thì có thể tổ chức phiên họp thường trực Hội đồng, thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ. Cơ quan thẩm tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo thẩm tra theo đúng yêu cầu quy định tại Điều 45 Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2008.
2.1.2. Trách nhiệm thẩm tra của Chính phủ:
Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định về việc thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ như một công đoạn bắt buộc và chính thức mà được coi như một công việc có tính nội bộ của chính phủ.
Tuy nhiên, theo nghị định số 18/2003/NĐ- CP ngày 20/02/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng chính phủ lại quy định thẩ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top