Download Tiểu luận Vấn đề tài sản riêng và sự hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hay chồng miễn phí





Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rất rõ ràng về việc hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hay chồng nhưng trên thực tế khi thực hiện thì đã nảy sinh không ít vướng mắc kể cả từ phía hai bên vợ chồng hay là từ phía cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp xảy ra.
Khoản 5 điều 33 quy định:”tài sản riêng của vợ hay chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của hai vợ chồng”. Như vậy , theo điều khoản này, chúng ta có sẽ không thể phân định được liệu hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng hay chung của vợ, chồng? Xét trường hợp nó được xem là tài sản chung, sẽ dẫn đến những vướng mắc sau:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU:
Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực quan trọng cần được Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm hàng đầu bởi gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người cả nhân cách và thể chất. Chính vì thế mà Nhà nước ta đã có rất nhiều những quy định để đảm bảo sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng. Xét trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, chúng ta không thể không nói tới vấn đề tài sản, và đặc biệt là tài sản riêng. Vấn đề tài sản riêng và sự hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng đã làm này sinh rất nhiều vướng mắc trong quan hệ giữa vợ và chồng cũng như với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.
NỘI DUNG:
Tài sản riêng – xác định tài sản riêng:
Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ hay chồng là những tài sản mà vợ hay chồng có trước thời kì kết hôn, tài sản mà vợ hay chồng được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ hay chồng chia từ khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó, đồ dùng, tư trang cá nhân. Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”
Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được hiếp pháp thừa nhận. Tài sản riêng của vợ hay chồng thì vợ hay chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của người kia.(Khoản 1 Điều 33). Vợ, chồng tự quản lí tài sản riêng của mình, trong trường hợp vợ hay chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó (khoản 2, Điều 33). Và nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó(khoản 3 điều 33).
Nhưng trong việc sử dụng tài sản riêng, Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trong thời kì hôn nhân có những trường hợp xảy ra thì việc định đoạt tài sản riêng sẽ bị hạn chế.
Cơ sở pháp lí của quyết định hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hay chồng:
Trong thời kì hôn nhân, tuy luật hôn nhân và gia đình có quy định vợ chồng có quyền định đoạt tài sản riêng của mình nhưng trong một số trường hợp quyền này bị hạn chế như: vợ chồng chung sống mà tài sản chung của hai người không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì tài sản riêng của mỗi người có thể bắt buộc phải đưa vào sử dụng; hay hoa lợi, lợi tức phát sinh khi sử dụng tài sản riêng của vợ hay chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Việc hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hay chồng được quy định rõ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
 5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hay chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản  riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình  thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.”
Theo khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: tài sản riêng của vợ hay chồng sẽ được sử dung dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Hơn nữa theo phong tục Việt Nam, không có sự phân chia tài sản riêng của vợ chồng, trên thực tế trong cuộc sống nhiều cặp vợ chồng tài sản riêng vẫn được đưa vào sử dụng chung mà không cần hỏi ý kiến người kia. Và đặc biệt khoản 5 Điều 33 là một quy định xuất phát từ thực tế nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định. Mặc dù theo luật định, vợ chồng có quyền có tài sản riêng, nhưng thực tế, cuộc sống chung của vợ chồng thường không phân biệt các tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng, và quy định trên nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống chung của vợ chồng,nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Như vậy, phù hợp với mục đích của hôn nhân xã hội chủ nghĩa, cũng là đảm bảo lợi ích chung của cả xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Sự tồn tại bền vững của gia đình là cơ sở tạo cho xã hội ổn định và phát triển.Nội dung của điều khoản này không những đi từ thực tế hiện nay mà còn xuất phát từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình là tổ ấm, là nơi mà các thành viên che chở, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.
Vấn đề đặt ra là liệu khoản 5 điều 33 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có mâu thuẫn với quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng hay không?
Câu trả lời là quy định như vậy là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
Cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi sự gắn kết lâu dài, bền vững, hạnh phúc dựa trên sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nghĩa vụ nuôi dạy con cái thuộc về cả hai vợ chồng. Khi những nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống gia đình không thể được đáp ứng đủ bằng tài sản chung thì vợ, chồng có tài sản riêng không thể bỏ mặc, không quan tâm. Họ cần sử dụng tài sản riêng của mình để tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cho cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển. Sự thực là khi đem tài sản riêng của mình đưa vào để sử dụng chung cả hai bên đều đánh giá là đúng, hợp tình hợp lý không hề cần một giấy tờ ghi nhận nào cả, hai bên coi đó như điều hiển nhiên, ta có thể coi đó là sự thỏa thuận ngầm. Điều này hoàn toàn hợp lý cả về mặt đạo đức lẫn quy định pháp luật, xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân .
Những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng khi đã được đưa vào sử dụng chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, có nghĩa là nếu “cắt bỏ” những hoa lợi, lợi tức đó thì đồng nghĩa với việc cuộc sống chung của gia đình sẽ không thể tồn tại được. Theo điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 cũng đã nói rõ về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hay ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top