Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa" là hết sức cần thiết, bởi những lý do sau:
Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật - theo chủ trương của Đảng tuy đã được thực hiện trong nhiều năm song không phải ở cấp quản lý nhà nước nào, ở lĩnh vực quản lý nào cũng được bảo đảm. Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), ở cấp chính quyền cơ sở, việc quản lý bằng pháp luật còn rất nhiều hạn chế, là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đang ngày càng gia tăng.
Hai là, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông (trên 3,8 triệu người), đang trên đà phát triển, đang đứng trước nhiều vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải giải quyết, trong đó có vấn đề củng cố xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nâng cao trình độ, năng lực quản lý bằng pháp luật của cấp chính quyền này. Thực tế cho thấy, nhiều cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) còn nhiều hạn chế. Ở những nơi đó thường là TTATGTĐB không được bảo đảm, hầu hết các vi phạm, va chạm, TNGT đều xảy ra trên địa bàn này. Cùng với việc chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB thì ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông (ATGT) của người dân, nhất là lớp trẻ ở nông thôn khi tham gia giao thông còn yếu kém, vai trò của đội ngũ công an xã chưa được phát huy.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm các đạo luật có vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật, trực tiếp điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo chủ trương đó, việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB nói chung, trên địa bàn cơ sở nói riêng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, trong đó không chỉ để khắc phục sự mất ATGT ùn tắc, giảm thiểu, va chạm, TNGT, giảm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, vật chất do TNGT gây ra, mà còn góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức pháp luật, thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cũng qua đó, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát huy được vai trò to lớn của chính quyền này trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vai trò tự quản của cộng đồng làng, xã.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn có thể được chia thành hai nhóm:
1. Nhóm các công trình nghiên cứu xử lý những vấn đề có tính kỹ thuật, như các đề án khắc phục ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhất là làm giảm TNGT. Do yêu cầu, phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài, các công trình này chỉ là các tài liệu tham khảo.
2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có các công trình trực tiếp nghiên cứu lĩnh vực quản lý TTATGTĐB. Cụ thể nhóm này có các công trình khoa học tiêu biểu sau đây:
- Đề tài khoa học cấp bộ (1998): "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an. Đề tài nghiên cứu những vấn đề đúng như tên đề tài đã xác định, trong đó, về mặt lý luận, đã làm rõ khái niệm tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB), những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến TNGT, những giải pháp mà lực lượng Cảnh sát giao thông cần thực hiện để giảm thiểu TNGT hiện nay.
- Về các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài luận văn. Dưới góc độ luật học, có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công ở trong và ngoài Học viện. Đề tài của các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đó nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, mới đây nhất có:
+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực bảo vệ rừng", của nghiên cứu sinh Hà Công Tuấn, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay", của nghiên cứu sinh Lê Văn Trung, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khác về đề tài quản lý nhà nước các lĩnh vực khác, như lĩnh vực hoạt động du lịch, về văn hóa, xuất bản… Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đó đã nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước bằng pháp luật mà tác giả có thể kế thừa trong thực hiện Luận văn của mình.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đáng chú ý là:
+ Luận văn thạc sĩ luật học (2001): "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Huy Bằng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về pháp chế, trong lĩnh vực TTATGTĐB, như khái niệm pháp chế pháp chế trong lĩnh vực TTATGTĐB, nội dung và giải pháp tăng cường pháp chế trên lĩnh vực này. Mặc dù đề tài luận văn này không trùng lặp với đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, song có nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề về cơ sở pháp luật của pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện luận văn của tác giả.
- Luận văn thạc sĩ luật học (2005): "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", của Dương Quốc Hoàng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Những vấn đề lý luận mà luận văn này nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn. Tuy nhiên, đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu hẹp hơn, cụ thể hơn, tức là chỉ nghiên cứu lĩnh vực TTATGTĐB mà chủ thể quản lý là cấp chính quyền cơ sở, gắn với đơn vị hành chính cụ thể là tỉnh Thanh Hóa.
- Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. Sách đã phân tích khái niệm TTATGTĐB, thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGTĐB. Khái niệm TTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đưa ra có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện đề tài luận văn.
- Một số bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí có liên quan đến đề tài, chủ yếu là trên Tạp chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chí Quản lý nhà nước, nghiên cứu quản lý nhà nước lĩnh vực GTVT, giao thông đô thị dưới góc độ của ngành luật hành chính, đáng chú ý là các công trình sau:
+ Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003.
+ Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004.
+ Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004.
Từ nội dung của các công trình khoa học trên cho thấy đề tài luận văn không trùng lặp, là đề tài mới thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Về mục đích: Luận văn có mục đích nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp bảo đảm cho chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý về TTATGTĐB, nhờ đó khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu TNGT, bảo vệ tốt môi trường sống, sinh hoạt, học tập, làm ăn của người dân ở cơ sở.
- Về nhiệm vụ: Phù hợp mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật, những đặc điểm và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cơ sở đối với lĩnh vực TTATGTĐB, những yếu tố bảo đảm cho cấp chính quyền này thực hiện việc quản lý có hiệu quả lĩnh vực TTATGTĐB bằng công cụ pháp luật hiện nay.
+ Phân tích thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực này của cấp chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa, thời gian từ năm 2003 đến nay. Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ưu điểm, hạn chế, nhất là rút ra những nguyên nhân hạn chế trong quản lý bằng pháp luật của chính quyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB.
+ Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB.
- Về phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý bằng pháp luật của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa, thời gian nghiên cứu gắn với nhiệm kỳ của chính quyền cơ sở, từ năm 2003 đến năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật trên địa bàn.
Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành, trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp truyền thống của triết học Mác - Lênin, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của lý thuyết hệ thống, xã hội học, khoa học thống kê. Cụ thể là:
- Các phương pháp của triết học Mác - Lênin, như phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn được sử dụng đồng thời để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn ở cả 03 chương.
- Phương pháp xã hội học, thống kê được sử dụng chủ yếu trong chương 2, phần đánh giá thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực này của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp lý thuyết hệ thống bảo đảm cho những nội dung được đưa ra phân tích, nhất là trong việc lập luận các quan điểm, giải pháp có mối liên hệ hữu cơ, các chương, tiết của luận văn có tính liên thông, nhất quán.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được có thể nêu một số điểm mới sau:
- Xây dựng những cơ sở lý luận cho việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền cơ sở, các yếu tố bảo đảm cho cấp chính quyền này quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB vốn đang là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay.
- Đánh giá khái quát thực trạng quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền xã, thị trấn, rút ra các nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền này ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB phù hợp với điều kiện hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với một cấp chính quyền cụ thể, từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật TTATGTĐB của các cơ quan quản lý nhà nước.
Về học thuật, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


sạch, hoạt động đúng pháp luật, giữ được cán bộ, làm yên và lấy được lòng tin ở nhân dân. Kiểm tra, kiểm soát với ý nghĩa đó như V.I. Lênin chỉ rõ nếu không có "sẽ không có chủ nghĩa xã hội";
2- Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý nhà nước, là mắt khâu tất yếu của quy trình quản lý nhà nước. Nhờ kiểm tra, kiểm soát mà bảo đảm cho quyết định được thực hiện đúng, chính xác, đánh giá được mức độ đúng đắn của quyết định cũng như thái độ, tình cảm, ý thức chấp hành của đối tượng áp dụng quyết định;
3- Kiểm tra, kiểm soát tốt sẽ kịp thời phát hiện, xử lý nhanh chóng các sự việc xảy ra trong quá trình quản lý, giảm, dần đi đến xóa bỏ tình trạng quan liêu, lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
4- Kiểm tra, kiểm soát chỉ có hiệu quả khi huy động được quần chúng nhân dân cùng tham gia, như Bác Hồ khi sinh thời từng dạy: Nhân dân có nghìn mắt, nghìn tay, nhìn thấu mọi việc. Cũng theo quan điểm này, Đảng ta chủ trương giáo dục cán bộ, công chức thực hành phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin;
5- Trong kiểm tra, kiểm soát TTATGTĐB trên địa bàn quản lý của chính quyền xã, thị trấn đòi hỏi một mặt UBND xã, thị trấn phải tiến hành thường xuyên đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát; tổ chức hệ thống thông tin, chỉ huy nhanh, chính xác, đồng thời tạo mọi điều kiện phát huy vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Công an xã, thị trấn; chú trọng vận động, hỗ trợ sự kiểm tra, kiểm soát của nhân dân, nhất là đối với những gia đình gần các tuyến giao thông và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các tổ, đội tự quản ATGT thôn, xã.

KẾT LUẬN

Tại Hội nghị ATGT toàn quốc năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh phải:
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,... Ở đâu, thời điểm nào chính quyền thiếu quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn giao thông thì tai nạn giao thông gia tăng...
Chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, phải tiếp tục coi đây là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, thường xuyên, là yếu tố quyết định bảo đảm thành công trong việc kiềm chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cả chiều rộng và chiều sâu, tuyên truyền phải đến được từng gia đình, từng người tham gia giao thông...
Huy động tối đa lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, huy động cả lực lượng Công an xã, tình nguyện viên, dân phòng… không để trống địa bàn, dù ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa 80.
Có thể thấy những ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm TTATGT đã được cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền cơ sở xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo, liên tục trong nhiều năm. Chính nhờ vậy, mặc dù là địa phương có số lượng phương tiện xe ô tô, mô tô lớn so với các tỉnh, thành trong cả nước, bao gồm gần 18.000 xe ô tô, gần 600.000 xe mô tô đáng chú ý là số lượng xe mô tô tham gia giao thông trên các tuyến đường liên thôn, liên xã tăng nhanh, nhưng tình hình TTATGTĐB ở Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ TNGT, số người chết, bị thương năm sau nhìn chung đều giảm so với năm trước. Năm 2006 số vụ TNGT giảm 2,2%, số người chết giảm 3,2%; năm 2007 công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGTĐB, việc đăng ký quản lý các loại phương tiện cơ giới đường bộ, quản lý chất lượng phương tiện, quản lý, nâng cấp hạ tầng giao thông như cầu đường, bến xe khách, cọc tiêu, biển báo... đều được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm.
Trong những nguyên nhân thành công trên, Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo đã ban hành nhiều đề án về công tác đảm bảo ATGT mang tính chiến lược lâu dài làm cơ sở cho các cấp, các ngànhh tổ chức thực hiện đáng chú ý là Công an an tỉnh với Hướng dẫn 144/HD-PV11(PX28) về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về TTATGTĐB của lực lượng Công an xã, thị trấn; công tác xã hội hóa, xây dựng phong trào toàn dân tham gia giữ gìn TTATGTĐB, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB... Cũng từ những thành công trên, Thanh Hóa rút ra bài học quan trọng: Muốn thực hiện tốt công tác đảm bảo TTATGTĐB thì phải tập trung sức bảo đảm cho chính quyền cơ sở, trong đó có chính quyền xã, thị trấn quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn.
Nhằm thực hiện chủ trương trên tác giả luận văn đã chọn đề tài: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa" làm đề tài tốt nghiệp luận văn Thạc sĩ luật học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu chỉ với chính quyền xã, thị trấn, nơi mà trong những năm gần đây hệ thống đường giao thông nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ, các loại phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, và hậu quả tác hại do TNGT cũng chiếm phần lớn trong thiệt hại do tai nạn gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đề tài luận văn đã luận chứng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật, những đặc thù, nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở, cũng như vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong đảm bảo TTATGT của cấp chính quyền này.
Trên cơ sở kết quả lý luận đạt được, tại chương 2, luận văn đã đánh giá khái quát thực trạng tình hình TTATGTĐB, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa về TTATGTĐB trên địa bàn. Trong chương 3, luận văn đã đề xuất và luận chứng bốn quan điểm và ba nhóm giải pháp về ba nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền xã, thị trấn, nhấn mạnh các quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn chính quyền xã, thị trấn được đặt trong tổng thể các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý toàn diện các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ở cơ sở; trong tổng thể các giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở, theo đúng chủ trương đổi mới của Đảng; phải vừa tăng cường quản lý của chính quyền cơ sở vừa đẩy mạnh mạnh xã hội hóa, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở.
Cùng với việc luận chứng các quan điểm, giải pháp, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị, trong đó kiến nghị về hoàn thiện thể chế, ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể của chính quyền cơ sở trong quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB, bổ sung, hoàn thiện Hướng dẫn 144/HD-PV11(PX28) của Công an tỉnh Thanh Hóa đối với việc xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an xã, thị trấn, tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, có chế độ, chính sách thỏa đáng nhằm phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng này trong giữ gìn TTATGT nói chung, TTATGTĐB trên địa bàn cơ sở nói riêng.
Đất nước qua hơn 20 năm đổi mới theo đường lối của Đảng đã có bước phát triển mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng sống ngày càng được nâng cao, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, sự đồng thuận xã hội, vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Bên cạnh những thành tựu, trong bối cảnh đất nước ta đang đứng trước những nhiệm vụ to lớn; tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Tác giả luận văn hy vọng những kết quả của Luận văn sẽ có giá trị tham khảo tốt, nhất là cho các cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng, kiện toàn chính quyền cấp xã, thị trấn bảo đảm cho cấp chính quyền này quản lý tốt bằng pháp luật về TTATGT nói chung, TTATGTĐB nói riêng ở Thanh Hóa hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top