truclinh2210

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
I) THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÒA ÁN THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
1. Cơ sở pháp lí 2
2. Những điểm mới trong quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của TAND theo Luật Đất đai năm 2003 2
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án 6
3.1. Theo loại việc 6
3.2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo cấp tòa án 8
3.3. Thẩm quyền giải quyết TC ĐĐ của tòa án theo lãnh thổ 10
4. Phân định thẩm quyền của TAND – UBND 12
II) THỰC TIỄN XÉT XỬ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 13
1. Thực tiễn xét xử 13
2. Giải pháp hoàn thiện 16
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Ở nước ta, đất đai không thuộc sở hữu của riêng một cá nhân nào mà đất đai là sở hữu chung của toàn dân. Trong đó, Nhà nước là thay mặt cho chủ sở hữu toàn dân đó. Chính vì vậy, khi Nhà nước thực hiện việc giao, cấp đất cho nhân dân, nhân dân được hưởng quyền sử dụng đất chứ không phải quyền chiếm hữu hay định đoạt đất đai. Trong quá trình hoạt động, do mỗi người có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau nên nhiều khi dẫn đến tình trạng tranh chấp về quyền sử dụng đất. Vậy đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Trình tự, thủ tục giải quyết ra sao? Thực tiễn xét xử còn những vướng mắc gì, hướng hoàn thiện như thế nào ? Và bài tập nhóm tháng lần thứ nhất của chúng em xin được nghiên cứu về vấn đề " Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự".
















I) THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÒA ÁN THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Cơ sở pháp lí
- Luật Đất đai năm 2003
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
- Nghị quyết 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất" Những quy định chung"của BLTTDS
- Công văn số 116 ngày 22/7/2004 của TANDTC
2. Những điểm mới trong quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của TAND theo Luật Đất đai năm 2003
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND lần đầu tiên được Luật Đất đai năm 1993 đề cập. Theo đó: Các tranh chấp về QSDĐ mà người sử dụng đất (SDĐ) đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc SDĐ đó thì do Toà án giải quyết (khoản 3 Điều 38). Như vậy, theo Luật Đất đai năm 1993 thì TAND có thẩm quyền giải quyết hai loại vụ việc tranh chấp sau đây::
-Các tranh chấp về QSDĐ mà người SDĐ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
-Các tranh chấp về tài sản gắn liền với việc SDĐ đó. Ví dụ; Tranh chấp về chia tài sản chung là nhà và các tài sản khác trên khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về chia thừa kế nhà, đất.v.v.
Kế thừa và phát triển quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND của Luật Đất đai năm 1993., Luật Đất đai năm 2003 đề cập đến vấn đề này tại khoản 1 Điều 136. Theo đó, TAND sẽ giải quyết các loại vụ việc tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có GCNQSDĐ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có một trong các loại giấy tờ:
+ Những giấy tờ về quyền SDĐ trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước VNDCCH, Chính phủ CMLTCHMNVN và Nhà nước CHXNCNVN;
+ GCNQSDĐ tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hay có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hay tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người SDĐ.
Bên cạnh đó, các trường hợp tranh chấp đất đai sau đây cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND: (i) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ có một trong các loại giấy tờ trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến ngày 01/07/2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật; (ii) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được SDĐ theo bản án hay quyết định của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành án (khoản 1, 2 và 5 Điều 50).
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của TAND có những điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật đất đai ngày càng đề cao vị trí và vai trò của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Điều này phù hợp với thông lệ và tập quán pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND ngày càng đươc mở rộng và được quy định rất cụ thể. Điều này thể hiện:
- Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời, các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai được ban hành chỉ mới xác định thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai mà chưa chú trọng đề đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND.
- Sau khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành, bên cạnh việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, thẩm quyền của TAND mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hay cây lâu năm gắn liền với QSDĐ mà chưa đề cập đến việc giải quyết các tranh chấp về QSDĐ;
- Chỉ khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND mới được đề cập. Theo đó, TAND không chỉ giải quyết các tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hay cây lâu năm gắn liền với đất mà còn giải quyết các tranh chấp về QSDĐ mà người SDĐ đã được cấp GCNQSDĐ.Hơn nữa, đã có sự phân biệt rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về QSDĐ giữa UBND các cấp với TAND. Tiếp theo, Luật Đất đai năm 2003 được ban hành đã kế thừa và phát triển các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Luật 0
D Bài giảng Giải quyết xung đột thẩm quyền dân sự quốc tế Luận văn Luật 0
T Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á v Luận văn Luật 0
P Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 2
A Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. L Luận văn Luật 0
W Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
L Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của toà án : Luận văn ThS. Luật: 6 01 05 Luận văn Luật 0
C Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ Luật tố tụ Luận văn Luật 0
B Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại : Luận vă Luận văn Luật 0
A So sánh tổ chức, thẩm quyền của toà án Việt Nam với toà trọng tài của CHLB Nga trong việc giải quyết Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top