river_711

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của khoá luận
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị hành chính cơ sở, là cấp gần dân nhất và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các tầng lớp nhân dân.
Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quảng đại quần chúng nhân dân. UBND cấp xã thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
Hoạt động của UBND cấp xã có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn với việc củng cố sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”.[3, tr.371]
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã còn chưa được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức trong hoạt động quản lý vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, luôn rơi vào trạng thái lúng túng, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và xu thế phát triển chung của thời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Khẳng định tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hệ thống chính trị ở nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đề ra phương hướng “đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”. Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp xã” [7]. Gần đây, tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trong đó có UBND cấp xã. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựng chiến lược cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hệ thống chính trị ở nước ta, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận
Làm sáng tỏ các nội dung liên quan tới hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của UBND cấp xã và những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Khẳng định vị trí và vai trò hết sức quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính trị và dân cư. Từ đó, đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Hoạt động của UBND cấp xã rất rộng và đa dạng nên trong phạm vi của khoá luận tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu một số hoạt động đặc thù của UBND cấp xã có tác động trực tiếp đến người dân như: hoạt động hành chính- tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp đất đai…Và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.


4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương.
Để giải quyết những vấn đề cơ bản đã được đặt ra ở trên, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Triết học Mác- LêNin và những phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiển cứu của khoá luận.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về UBND cấp xã.
Chương II: Hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.










CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. 1. Khái niệm về Uỷ ban nhân dân cấp xã
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Ủy ban nhân dân là cơ quan chính quyền nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được lập ra ở các cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. [34, tr.759]
Theo từ điển luật học: “UBND là tên gọi của các cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. [33, tr.538]
Điều 123 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND)”.
Điều 2 Luật tổ chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định: “UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Theo đó: UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cấp xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách:
Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp;
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Là cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã: UBND cấp xã chịu sự giám sát của HĐND cấp xã, chịu trách nhiệm và báo cáo các hoạt động của mình trước HĐND cấp xã.
Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND cấp xã có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư trên địa bàn.
UBND cấp xã chính là đầu mối giải quyết các công việc thường ngày của nhân dân và có quan hệ trực tiếp và gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầu nối để chuyển tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Vì vậy mà hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của các chủ trương, chính sách được hoạch định từ cấp trên và quyền, lợi ích của nhân dân trên địa bàn.
Chúng ta đã chuyển sang cơ chế quản lý mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của UBND cấp xã càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã.
Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996 thì nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn và UBND phường là khác nhau. Sự khác nhau đó là do:
- Sự chênh lệch về quy mô dân số và diện tích ở xã, thị trấn và phường: Cho đến nay, khu vực nông thôn ở nước ta vẫn chiếm khoảng trên 80% dân số và diện tích cả nước trong khi đó con số này của khu vực đô thị là khoảng gần 20% dân số và diện tích cả nước. Mật độ dân số ở nông thôn không đồng đều, các làng xã ở vùng đồng bằng thường đông đúc nhưng ngược lại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì dân cư lại thưa thớt mà đất đai lại rộng. Dân cư ở nông thôn đơn giản, thuần nhất, gắn bó với nhau từ lâu đời, có tính truyền thống và huyết thống cao tạo nên những bản sắc và phong tục tập quán riêng, cuộc sống chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc.
Ở địa hình thành phố, mật độ dân số cao, thành phần dân cư phức tạp, không thuần nhất, có nguồn gốc, lối sống và tập quán khác nhau. Lối sống của dân cư phường phần lớn phụ thuộc vào thị trường và chủ yếu thông qua cách mua bán; sự liên kết dân cư rất lỏng lẻo.
- Về phương diện cơ cấu kinh tế: Ở nông thôn, kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Ở đô thị, kinh tế chủ đạo là kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại.
- Về chức năng: UBND xã, thị trấn bên cạnh chức năng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn là cơ quan tự quản ở xã, thay mặt cho cộng đồng dân cư ở cơ sở, giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương.
Trong khi đó UBND phường chỉ thuần tuý là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện một số công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật và một số nhiệm vụ do cấp trên giao.
Chính các điểm khác nhau nêu trên mà pháp luật đã quy định cho UBND xã, thị trấn các nhiệm vụ và quyền hạn khác với UBND phường. Cụ thể như sau:
1.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã, thị trấn
* Trong lĩnh vực kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan thu thuế ở địa phương theo quy định của pháp luật;
thống nhất. Những xã, phường, thị trấn thực hiện khoán kinh phí, kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách sẽ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Chế độ bảo hiểm của cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện bảo hiểm tự nguyện nếu còn trong độ tuổi lao động.
Thứ ba, Nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức ở cấp xã, cán bộ thực sự là công bộc của nhân dân. Trong những việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thì cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải tận tuỵ, hết mình. Nếu cán bộ chỉ vun vén cho cá nhân, sợ va chạm thì không thể đảm đương công việc của dân được, nên người cán bộ chỉ có tài năng thì vẫn chưa đủ, mà phải có đạo đức. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần tập trung tăng tường các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng của người cán bộ, giáo dục về tinh thần, trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc, với nhân dân.
Cán bộ phải thường xuyên tự phê bình, trước hết là trong hệ thống chính quyền, trong Đảng và phải xử lý nghiêm minh những cán bộ suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm sai chính sách, chủ truơng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, coi quyền lực do dân uỷ quyền là quyền lực của riêng mình. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng dân trao quyền sẽ bị mất quyền.
Thứ tư, Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm củng cố và phát huy hiệu lực của Ban thanh tra nhân dân, tăng cường sự giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên và của HĐND cùng cấp đối với cán bộ, công chức của UBND cấp xã. Thực hiện nguyên tắc: Quyền lực của nhân dân phải do chính nhân dân và cơ quan quyền lực của nhân dân kiểm soát.
3.3.2.6. Củng cố mối quan hệ của UBND cấp xã với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào việc giám sát các hoạt động của UBND cấp xã
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành động của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước cấp xã luôn gần dân nhất trong mọi mối quan hệ. Khắc phục tình trạng vô trách nhiệm hay đùn đẩy khó khăn cho nhân dân của cán bộ.
Tập trung cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai các thủ tục hành chính. Coi đây là một giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng, khắc phục tiêu cực trong bộ máy nhà nước cấp xã. Xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định về quyền được thông tin của người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia, giám sát hoạt động của UBND.
Xử lý nghiêm minh những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân trong quá trình quản lý hành chính, hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tạo lập cơ sở pháp luật nhằm đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cấp xã. Tăng cương các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước ngày càng thực chất và có hiệu quả, đảm bảo cho người dân, tổ chức là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật được tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.
Khẩn trương xây dựng các quy định về chế độ công khai, như: công khai thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tứng bộ phận, từng cá nhân thực hiện, công khai các quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính, lệ phí, phí, thời gian giải quyết công việc, công khai ngân sách và việc sử dụng ngân sách, công khai việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức…theo đúng quy định của pháp luật.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với tiến trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là những giải pháp cơ bản mà em đưa ra với mong muốn được đóng góp vào khối giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.























KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên đà đổi mới, phát triển, đang dần hội nhập với khu vực và quốc tế. Sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhất là trong lĩnh vực kinh tế- xã hội đang đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung và bộ máy quản lý nhà nước nói riêng trong đó có UBND cấp xã nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý, đủ năng lực, hoạt động thực sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính Quốc gia, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
UBND cấp xã với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan Nhà nước cấp trên, UBND cấp xã đã góp một phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, từng bước thực hiện xoá đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình phát triển trong xu thế đô thị hoá, giao lưu, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động quản lý của UBND cấp xã đã và đang bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế: quản lý còn buông lỏng, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành nhiệm vụ vừa yếu, vừa thiếu… dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa cao.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường là yêu cầu bức thiết đối với nền hành chính của chúng ta trong giai đoạn hiện nay, đó phải là một quá trình liên tục và lâu dài bởi nền kinh tế xã hội luôn vận động và không ngừng phát triển. Đây là vấn đề tương đối phức tạp, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ Đảng, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức xã hội và của cả hệ thống chính trị ở nước ta.
Hoạt động của UBND cấp xã muốn có hiệu quả thì phải thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp như: đổi mới cơ cấu tổ chức trong bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động, điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã... Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc cải cách nền hành chính của chúng ta.
Trong giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp đại học, em không thể đề cập được hết tất cả các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoạt động của UBND cấp xã. Với kiến thức còn hạn chế, em chưa thể đưa ra được hết các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để có điều kiện hoàn thiện, bổ sung trong những lần nghiên cứu sau.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. V.I.Lênin toàn tập (1976), tập 4- NXB Tiến Bộ, Hà Nội,
2. V.I.Lênin toàn tập (1976), tập 44 - NXB Tiến Bộ, Hà Nội
3. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành TW Đảng khoá IX
7. NQ 17/2007/NQ- TW hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá X
8. NQ 53/2007/ NQ- CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ 17/2007/NQ- TW
9. Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007
10. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi)
11. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
12. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002
13. Luật Đất đai năm 2003
14. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005
15. Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi) năm 2003
16. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996
17. NĐ 79/2007/ NĐ- CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
18. NĐ 75/2000/NĐ- CP về công chứng, chứng thực
19. NĐ 158/ 2005/ NĐ- CP về công tác hộ tịch
20. NĐ 159/ 2005/ NĐ- CP về phân loại đơn vị hành chính cấp xã
21. NĐ 121/ 2003/ NĐ- CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
22. NĐ 114/2003/ NĐ- CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
23. Thông tư 03/2004/TT- BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 114/2003/NĐ- CP
24. Báo cáo thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên về hoạt động đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã trong năm 2007
25. Giáo trình Luật hành chính của trưòng Đại học Luật Hà Nội, năm 2007
26. Giáo trình Luật Hiến pháp của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007
27. Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 01+ 02 năm 2008
28. Tạp chí Luật học số 02+ 04 năm 2003
29. Tạp chí Quản lý Nhà nước số 02 năm 2004
30. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01 năm 2007
31. Tìm hiểu về chính quyền địa phương các cấp, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, NXB Tư Pháp, năm 2005
32. Từ điển Luật học, Nxb từ điển Bách Khoa, Nguyễn Hữu Quỳnh chủ biên
33. Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội năm 2005, do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam. Tập 2, Tập 4.
34. Các trang Web:


Http://





MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN
CẤP XÃ 4
1.1. Khái niệm về Uỷ ban nhân dân cấp xã 4
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã 5
1.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã, thị trấn 6
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường 9
1.3. Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND cấp xã 10
1.3.1. Cơ cấu của UBND cấp xã 10
1.3.2. Tổ chức của UBND cấp xã 12
1.3.3. Hoạt động của UBND cấp xã 13
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 15
2.1. Những kết quả đạt được 15
2.2. Những tồn tại, hạn chế 21
2.3. Nguyên nhân của các thực trạng trên 27
2.3.1. Nguyên nhân khách quan 27
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 28
CHƯƠNG III. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 30
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã 30
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã 33
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 35


3.3.1. Phương hướng chung 35
3.3.2. Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND
cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 38
3.3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về UBND các cấp trong
đó có những quy định chi tiết, cụ thể đối với UBND cấp xã 38
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND cấp xã 39
3.3.2.3. Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của UBND cấp xã 42
3.3.2.4. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước ở cấp xã 45
3.3.2.5. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức cấp xã 47
3.3.2.6. Củng cố mối quan hệ của UBND cấp xã đối với nhân dân, huy
động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào việc giám sát các hoạt
động của UBND cấp xã 51
KẾT LUẬN


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top