di_vui_ve

New Member

Download Tiểu luận Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đề xuất hoàn thiện miễn phí





MỤC LỤC
 
- A. PHẦN MỞ BÀI.1
- B. PHẦN THÂN BÀI.1
- I. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam.1
- II. Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam.2
- 1. Đối tượng bị tạm giam.2
- 2. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.6
- 3. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam.7
- 4. Thủ tục tạm giam.8
- 5. Thời hạn tạm giam.9
- 6. Một số quy định chung khác liên quan đến việc tạm giam.12
- III. Đề xuất hoàn thiện các quy định về tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam.14
- C. PHẦN KẾT LUẬN.16
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

dụng đối với những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm. Đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hinihf phạt tù từ hai năm tù trở xuống hay hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì không bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nếu cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm. Tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù ( khoản 3 Điều 8 BLHS). Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng, mà Bộ luật hình sự quy định, hình phạt tù trên 2 năm để tạm giam họ cần có thêm điều kiện thứ hai, đó là có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể bỏ trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay tiếp tục phạm tội.
Các căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tội:
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn:  
Không được quy định trong luật. Tuy vậy, thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết những căn cứ chủ yếu cần dựa vào đó để xem xét là: Tình trạng cư trú của bị can, bị cáo (Có nơi cư trú? Thường trú hay tạm trú? Nếu tạm trú thì dài hạn hay ngắn hạn? Có khai báo với chính quyền hay không? Nơi cư trú có ở quá xa nơi tiến hành các hoạt động tố tụng hay không?); Tình trạng nghề nghiệp (Có nghề nghiệp không? Làm việc trong cơ quan, tổ chức hay làm nghề tự do?); Tính chất hành vi đã thực hiện (cướp, trộm cắp, giết người hay lừa đảo...); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình, lịch sử bản thân...); Sự ràng buộc với gia đình, quê quán, cơ sở làm việc; Mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lý trước pháp luật; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như liên hệ với người thân ở xa, mua vé đi xa...
Khi vận dụng các căn cứ để xét bị can, bị cáo có thể trốn cần lưu ý là không phải khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các nội dung trên mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và phải biết căn cứ vào nội dung nào là chủ yếu. Để quyết định việc tạm giam không nhất thiết phải làm rõ tất cả các nội dung trên, có thể chỉ một nội dung cũng đã đủ để nhận định là đối tượng sẽ trốn.
     + Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử:
Được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại hay các hình thức khác. Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử là trường hợp “gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử” nhưng ở mức độ cao hơn mang tính đối phó lại việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
       Việc xác định bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử phải dựa trên những căn cứ khách quan và phải xuất phát từ yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử chứ không phải sự suy đoán chủ quan tùy tiện. Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để nhận định bị can, bị cáo cản trở việc tiến hành tố tụng thường là:
Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Những bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì thường tiến hành nhiều hoạt động đối phó hoạt động tố tụng.
Nhân thân người phạm tội, như loại đối tượng lưu manh, côn đồ thường có hành động đe dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại hay thông đồng với đồng bọn về những lời khai gian dối.
Sự ràng buộc với gia đình, cơ quan, tổ chức nghề nghiệp.
Tình trạng chứng minh là mức độ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, đối với những đối tượng mà hành vi của họ cơ bản đã được làm rõ thì hành vi đối phó hoạt động tố tụng sẽ hạn chế và ngược lại.
Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như tiêu hủy chứng cứ, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có…
      + Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội:
Phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện; Nhân thân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đe dọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất minh, đi lại gặp gỡ bọn tội phạm.
Thể hiện tinh thần nhân đạo Xã hội chủ nghĩa. Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam; các trường hợp đó là: Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hay đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người già yếu, người bị bệnh nặng. Những trường hợp trên phải có thêm một điều kiện khác đó là có nơi cư trú rõ ràng.
Trong trường hợp không có nơi cư trú hay không xác định được nơi cư trú, có nhiều nơi cư trú, nơi cư trú quá xa nơi tiến hành điều tra hay trong trường hợp đặc biệt thì vẫn phải áp dụng biện pháp tạm giam. Những trường hợp đặc biệt nói trên theo quy định tại khoản 2, Điều 88 gồm:
       - Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
       - Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hay cố ý cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
       - Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Với việc quy định này Bộ luật tố tụng hình sự ở nước ta thể hiện khá rõ nguyên tắc nhân đạo Xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền trẻ em. Với điều kiện sinh hoạt trong các trại giam thì không thể bảo đảm đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng. Hơn nữa trong những trường hợp này thì bị can, bị cáo đã có nơi cư trú rõ ràng, nếu họ không thuộc các trường hợp đặc biệt kể trên, các Cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam:
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm các căn cứ:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm
Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, xét xử
Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội.
Để đảm bảo thi hành án.
Trong số các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn kể trên, “ căn cứ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top