the_lonelysheep

New Member

Download Tiểu luận Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hóa – giáo dục của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 miễn phí





Về căn bản, Hiến pháp 1992 đã ghi nhận, kế thừa lại toàn bộ quyền này của Hiến pháp 1980. Đó là “trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục” (Điều 65 Hiến pháp 1992) và “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 66 Hiến pháp 1992). Trẻ em và thanh niên là hai đối tượng có vai trò quan trọng trong xã hội, là tương lai của đất nước. Tổ chức UNESCO đã nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Do đó, trẻ em và thanh niên có quyền được sống trong môi trường lành mạnh, được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
***
Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân là chế  định cơ bản trong hầu hết các bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ khác. Quyền về văn hóa – giáo dục là một trong số những quyền cơ bản của công dân. Nó thể hiện mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của công dân mỗi nước.
Trong lịch sử lập hiến nước ta, nội dung các quyền về văn hóa – giáo dục của công dân ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. So với Hiến pháp trước, Hiến pháp sau đã có những sửa đổi bổ sung điều khoản mới phản ánh những thay đổi cơ bản trong đời sống xã hội Việt Nam ở mỗi giai đoạn phát triển. Do đó, các quyền về văn hóa – giáo dục của công dân trong Hiến pháp nước ta thể hiện tính kế thừa, phát triển cả về hình thức và nội dung. Điều đó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, phản ánh nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và địa vị xã hội ngày càng tăng của các cá nhân con người.
Với tầm quan trọng như trên, em xin chọn đề tài “Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hóa – giáo dục của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980”. Việc nghiên cứu, phân tích các quyền này giúp ta có cái nhìn tổng thể và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm trực tiếp góp phần nâng cao đời sống của người dân, đồng thời cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về quyền văn hóa – giáo dục của công dân trong thực tế.
Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót nên em kính mong thầy cô đóng góp những ý kiến bổ sung để chúng em có thể hoàn thiện kiến thức của mình một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
B. NỘI DUNG
CÁC KHÁI NIỆM.
Khái niệm kế thừa và phát triển.
Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy những nhân tố phù hợp với quy luật, đồng thời loại bỏ những nhân tố trái quy luật (1).
Phát triển là quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh hơn (2).
Sự kế thừa và phát triển là quá trình vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong lịch sử lập hiến của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam. Một bản hiến pháp được coi là hoàn thiện phải là bản hiến pháp dựa trên những điều mà các bản hiến pháp trước đã quy định, đồng thời các chế định, các điều luật trong đó phải có sự sửa đổi, bổ sung và mở rộng sao cho phù hợp với bối cảnh và tình hình đất nước vào những thời điểm nhất định. Do đó, các bản hiến pháp sau này của nước ta đều có sự kế thừa và phát triển so với các bản hiến pháp trước đã ra đời, đánh dấu bốn giai đoạn phát triển của Nhà nước Việt Nam.
Khái niệm quyền công dân và quyền cơ bản của công dân.
Quyền công dân là những quy định pháp luật về khả năng công dân thực hiện quyền tự do lựa chọn hành động của mình và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quyền cơ bản của công dân là các quyền quan trọng nhất của công dân mà công dân được hưởng, thường xuất phát từ quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền về văn hóa – giáo dục.
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1), (2): Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 75, 102.
Khái niệm văn hóa – giáo dục.
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (1).
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội (2).
SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUYỀN VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC CỦA CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP 1992 SO VỚI HIẾN PHÁP 1980.
Các quyền về văn hóa, giáo dục của công dân được quy định trong cả hai bản Hiến pháp gồm 4 điều, đó là quyền học tập của công dân (Điều 60 Hiến pháp 1980, Điều 59 Hiến pháp 1992); quyền được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, phát triển của trẻ em và thanh niên (Điều 65, Điều 66 Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992); và quyền sáng tạo của công dân (Điều 72 Hiến pháp 1980, Điều 60 Hiến pháp 1992). Các quyền này, ở Hiến pháp 1992 có nhiều điểm kế thừa và phát triển so với Hiến pháp 1980.
Sự kế thừa và phát triển quyền học tập của công dân.
Giáo dục và đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng, thể hiện trình độ phát triển của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(3). Do đó, giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng nước ta. Quyền học tập và điều kiện học tập của công dân Việt Nam càng hoàn thiện bao nhiêu thì dân tộc Việt Nam càng vững mạnh bấy nhiêu.
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1), (2): Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội – Trung Tâm từ điển học, Hà Nội, 2000, trang 1062, 325.
(3): Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3, trang 554.
Hiến pháp 1992 đã ghi nhận 2 điểm trong quyền học tập của công dân mà Hiến pháp 1980 đã quy định, đó là: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” và “Nhà nước có chính sách học bổng”. Thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình chính là điều kiện để công dân tự nâng cao trình độ về mọi mặt, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở để phát huy quyền làm chủ, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ khác mà Hiến pháp đã ghi nhận. Từ đó, những công dân có tài năng sẽ được hưởng chính sách học bổng của Nhà nước để hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu, góp phần xây dựng đất nước.
Hiến pháp 1992 tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những quy định trong Hiến pháp 1980. Không chỉ có chính sách học bổng, Nhà nước còn tạo điều kiện học tập cho những học sinh có năng khiếu phát triển tài năng. Những điều kiện đó không chỉ là học bổng mà còn là những yếu tố khách quan có tác động tích cực đến việc học (như đầu tư chất lượng giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện tiếp xúc với phương pháp học tiên tiến…). Nhờ vậy, công dân luôn có điều kiện tốt nhất để phát huy tài năng của mình.
Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 có sự sửa đổi quan trọng trong chế độ giáo dục bắt buộc và chế độ học phí. Việc quy định “chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc” và “chế độ học không phải trả tiền” trong Hiến pháp 1980 không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Nhà nước ta còn nghèo, việc thực hiện chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc không thể thực hiện đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top