hoang_minh_hanh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội Á Đông truyền thống, vai trò vị trí của người phụ nữ luôn đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiến trói buộc như "Tam tòng tứ đức", "Công - dung - ngôn hạnh"...người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Ngày nay, khi hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế của mình, mà còn là đối tượng của những phân biệt trong đối xử.
Có thể nói những quan niệm tiêu cực về người phụ nữ không hề mất đi mà được lưu truyền trong nhiều nền văn hóa, từ đời này sang đời khác, bất chấp thực tế xã hội. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, quyền của người phụ nữ cũng bị hạn chế hơn nhiều so với quyền của nam giới. Phụ nữ bị hạn chế trong sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội; phụ nữ mang gánh nặng công việc trong vai trò kép...
Nhằm đi sâu nghiên cứu về phụ nữ trong giai đoạn đoạn phong kiến Việt Nam, em xin chọn đề tài: Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Do quá trình đào sâu nghiên cứu còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để bài của của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!











Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (gòn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX).
Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Toàn thư chép: “Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”. Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc, nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế… Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp...
Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm 1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Hình thư) gồm một quyển để ban hành. Về nội dung, ngoài việc kế thừa những quy định có từ thời Lý, bộ luật Hình thư của thời Trần đã có những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành bộ Hình thư của nhà Trần cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: [Free] Tiểu luận Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

cho mình xin cái link full với bạn
 

nguyen86

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

cho xin cái link download nhé
 

nguyen86

New Member
Re: [Free] Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Bài viết này có phải quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến đâu nhỉ chủ topic.
 

nguyen86

New Member
Re: [Free] Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Thank chủ diễn đàn :)
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top