Osbert

New Member

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri, cơ sở pháp lý và thực tiễn miễn phí





 
ĐỀ MỤC Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU. 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI 3
1, Hoạt động bầu, bãi nhiệm ĐBQH
2, Hoạt động giám sát
III. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI 4
1, Về hình thức tiếp xúc CT
2, Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa ĐBQH với CT
3, Giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT
4, Mối quan hệ của ĐBQH kiêm nhiệm với CT
5, Mối quan hệ của ĐBQH chuyên trách với CT
IV. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 8
• Thực hiện tốt các quy định về hình thức tiếp xúc CT và đổi mới hình thức tiếp xúc CT
 
• Cần giao “Thực quyền” cho ĐBQH, Tăng cường số lượng ĐBQH chuyên trách
 
• Đổi mới kỹ năng tiếp xúc CT, nêu cao tinh thần trách nhiệm của
ĐBQH với CT
 
• Đẩy mạnh công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT
C. KẾT LUẬN 10
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐỀ MỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU.
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI
3
1, Hoạt động bầu, bãi nhiệm ĐBQH
2, Hoạt động giám sát
III. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI
4
1, Về hình thức tiếp xúc CT
2, Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa ĐBQH với CT
3, Giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT
4, Mối quan hệ của ĐBQH kiêm nhiệm với CT
5, Mối quan hệ của ĐBQH chuyên trách với CT
IV. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
8
Thực hiện tốt các quy định về hình thức tiếp xúc CT và đổi mới hình thức tiếp xúc CT
Cần giao “Thực quyền” cho ĐBQH, Tăng cường số lượng ĐBQH chuyên trách
Đổi mới kỹ năng tiếp xúc CT, nêu cao tinh thần trách nhiệm của
ĐBQH với CT
Đẩy mạnh công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của CT
C. KẾT LUẬN
10
A. LỜI MỞ ĐẦU: Trong bộ máy Nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Mối quan hệ máu thịt giữa Quốc hội với nhân dân là điều kiện quan trọng để Quốc hội có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ đó ngày càng gắn bó khăng khít hơn bởi những quy định trong tổ chức, cách hoạt động của Quốc hội, chức năng, quyền hạn của Quốc hội, hoạt động tiếp xúc CT và trong quá trình bầu cử, giám sát của CT đối với ĐBQH. Trong đó, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là cầu nối quan trọng gắn kết Quốc hội với nhân dân. ĐBQH là người do nhân dân trực tiếp bầu ra, là người thay mặt cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Chính vì vậy, khi đề cập mối quan hệ giữa ĐBQH với CT trước hết chúng ta phải xác định mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa hai chủ thể này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Điều 97 của hiến pháp năm 1992 quy định: “Đại biểu Quốc hội là người thay mặt cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ thay mặt cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn thay mặt cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Như vậy, việc giữ mối liên hệ chặt chẽ với CT không chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm tiếp thu, phản ánh ý kiến của CT tới Quốc hội giúp đại biểu hoàn thành công việc mà còn là nhiệm vụ, là trách nhiệm tiên quyết của người thay mặt nhân dân, đó cũng chính là cầu nối, là mạch máu quan trọng gắn kết nhân dân với Quốc hội, với Nhà nước.
Điều 51, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.
Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hay thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội”.
Như vậy, Luật tổ chức Quốc hội đã phát triển mối quan hệ giữa ĐBQH với CT nhưng cũng phải thường xuyên TXCT. Ngoài ra, “mỗi năm ít nhất 1 lần Đại biểu phải báo cáo trước CT về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. CT có thể trực tiếp hay thông qua MTTQ yêu cầu đại biểu báo cáo công tác, có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH”. Điều 12, quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH quy định “ĐBQH có trách nhiệm TXCT theo chương trình TXCT của đoàn ĐBQH. Trong trường hợp không thể tham gia TXCT thì ĐBQH báo cáo với trưởng đoàn ĐBQH. ĐBQH có thể TXCT nơi cư trú, nơi làm việc. ĐBQH liên hệ với UBMTTQ địa phương nơi cư trú hay ban chấp hành công đoàn nơi làm việc để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc CT”.Để hoạt động TXCT trở thành hoạt động thường xuyên đi vào thực chất và đa dạng các hình thức tiếp xúc, ngày 10/9/2004 UBTVQH phối hợp với đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN có nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH 11- ĐCTUBTWMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc ĐBQH TXCT, trong đó quy định: “ Ngoài những đợt TXCT theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, ĐBQH cần TXCT cả ở nơi cư trú và nơi làm việc, TXCT theo các chuyên đề các lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm hay trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với CT”. Qua các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản liên quan đến mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là hoạt động TXCT của ĐBQH
Như vậy, mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là mối quan hệ khăng khít, xuất phát từ bản chất Nhà nước tự nhiên mang tính khách quan, mà cụ thể là Quốc hội – cơ quan thay mặt cao nhất.của nhân dân.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI
Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT là mối quan hệ đặc biệt giữa một bên là CT - người đi bầu, cũng chính là người có quyền đối với bên kia là ĐBQH - người được bầu, là người có nghĩa vụ với sự lựa chọn của CT. Mối quan hệ đó được xem xét ở những khía cạnh sau:
Hoạt động bầu, bãi nhiệm ĐBQH
Mối quan hệ giữa ĐBQH với CT mỗi nhiệm kỳ được đánh dấu bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước, mà qua đó CT trực tiếp bầu ra người thay mặt cho mình tại cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội. Như vậy, khởi đầu mối quan hệ giữa CT và ĐBQH chính là việc CT trực tiếp lựa chọn nên đại biểu của mình. Việc bầu cử của nước ta hiện nay dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc bầu cử trực tiếp, nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng…. Điều 1, Luật bầu cử đại biểu quốc hội: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Việc lựa chọn của CT có ý nghĩa hết sức quan trọng trước hết nó quyết định ai sẽ thay mặt CT nói lên tiếng nói của mình tại quốc hội cũng chính là xác định chủ thể bên kia của mối quan hệ CT – ĐBQH. CT có quyền bầu ra ĐBQH, trong trường hợp nhận thấy đại biểu không con xứng đáng với sự tín nhiệm của mình, thì nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu đó. Tại Điều 7 hiến pháp 1992: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu Quốc hội bị cử tri hay Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hay Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top