nguyenviet1012

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu lý luận và thực tiễn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra miễn phí





Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu. theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có;) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ. để hỗ trợ hay thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có;).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

2008 quy định “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hay sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Luật giao thông đường bộ phân chia các loại phương tiện giao thông đường bộ ra thành “phương tiện cơ giới” và “phương tiện thô sơ”. Nếu áp dụng cách hiểu tương tự như vậy đối với các loại hình đường giao thông khác, ta có thể phân biệt được phương tiện giao thông nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với phương tiện giao thông trên mặt nước thì theo điều 11 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005:“ Tàu biển là tàu hay cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển” và khoản 7, điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định: “Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hay không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa”. Hay đối với tàu bay là phương tiện trong hoạt động vận chuyển hàng không thì: “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiệt bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt Trái Đất” (Khoản 1, điều 13, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006). hay trong trường hợp phương tiện giao thông vận tải đường sắt, khoản 20 điều 3 Luật đường sắt năm 2005 quy định: “Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, xe toa, xe toa động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt”. Có thể hiểu phương tiện giao thông có kích cỡ lớn (ngang với các phương tiện giao thông đường bộ cơ giới trở lên) hay hoạt động bằng động cơ thì đều là nguồn nguy hiểm cao độ.
- “Hệ thống tải điện” là hệ thống truyền điện bao lưới điện và các thiết bị đo đếm điện. Theo quy định tại Luật điện lực 2004 thì: “…3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sự dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối…
4. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suốt, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ thống công suốt, bao gồm các loại như công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.”
- “Nhà máy công nghiệp đang hoạt động” là tổ hợp công trình, cơ sở sản xuất của nền công nghiệp; thường sử dụng máy móc với quy mô lớn; đang vận hành, thực hiện các chức năng theo quy trình hoạt động thông thường. Cần phần biệt rằng nhà máy công nghiệp đang ở trạng thái không hoạt động thì không phải là nguồn nguy hiểm cao độ vì nó không tạo ra nguy hiểm cho môi trường xung quanh.
- “Vũ khí” theo quy định tại “Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” – ban hành kèm Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996 bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các công cụ hễ trợ.
- “Chất cháy, chất nổ”. Theo khoản 2, điều 3 Luật phòng cháy, chữa cháy thì nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hay hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. Chất cháy có đặc tính tự bố cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khú, nước hay dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ nhất định (diêm, phốt pho, xăng dầu .v.v.) Chất nổ có khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng.v.v.)
- “Chất độc”: Theo quy định tại khoản 5 điều 4 Luật Hóa chất 2007 thì “Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính quy định từ điểm a đến n khoản 4 điều này”.
- “Chất phóng xạ” theo quy định tại khoản 3 điều 3 pháp lệnh an toànvà kiểm soát bức xạ 1996 là chất ở thể rắn, lỏng hay khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70 kBq/kg. Nó là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học, có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hay gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.
- “Thú dữ” theo từ điển tiếng Việt là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu… Định nghĩa trên được sử dụng đối với những loại động vật thuộc Lớp thú theo phân loại sinh học. Tuy nhiên cũng cần thấy một số loài cá, bò sát .v.v. cũng có khả năng gây nguy hiểm cho người và tài như thú dữ nên chúng cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
- Ngoài ra, pháp luật còn dự liệu các nguồn nguy hiểm cao độ có thể xuất hiện trong tương lại nên đã đặt ra quy định về nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
1.2. Đặc điểm.
Về bản chất, nguồn nguy hiểm cao độ có những đặc điểm riêng giúp phân biệt nó với những vật khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể áp dụng đúng quy định của pháp luật. Ta thấy, nguồn nguy hiểm cao độ có những tính chất như sau:
- Tính tự nguy hiểm: Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ đã có những yếu tố bên trong xác định tính nguy hiểm của mình, sự nguy hiểm đó có thể bùng phát ra môi trường xung quanh, gây thiệt hại.
- Tính xác định bởi quy định của pháp luật. Nguồn nguy hiểm cao độ không phải là một khái niệm khoa học cụ thể mà là tập hợp các tài sản thuộc danh mục được pháp luật quy định. Khi xem xét một vật có phải nguồn nguy hiểm cao độ hay không phải căn cứ vào quy định của pháp luật, tránh nhầm lẫn với các trường hợp khác. Chẳng hạn cần tránh nhầm giữa thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là thú dữ gây ra với thiệt hại do súc vật gây ra, giữa nhà máy công nghiệp đang hoạt động với nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra .v.v.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.1. Điều kiện phát sinh.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cá biệt của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, ngoài những điều kiện cơ bản, giống với điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung; điều iện phá sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra còn có những điểm riêng biệt, đặc thù. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm:
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là yếu tố quan trọng, mang tính tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng. Khi có thiệt hại xảy ra trong thực tế thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị xâm hại về lợi ích. Thiệt hại là tổn thất thực tế bị mất được t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top