gialang00719

New Member

Download Tiệm cận các quy phạm Luật Quốc tế miễn phí





Trong các văn bản của pháp luật quốc gia và luật quốc tế, chúng ta thường gặp khá phổ biến thuật ngữ “các nguyên tắc và các quy phạm Luật Quốc tế”. Vậy thuật ngữ đó cần được hiểu như thế nào? các nguyên tắc khác so với các quy phạm. Có nhiều nhà khoa học - Luật Quốc tế đã cho rằng giữa các nguyên tắc và các quy phạm chỉ khác nhau ở sự khái quát hoá và hiệu lực pháp lý. Các nguyên tắc là các quy phạm chung nhất, có tính khái quát quy phạm cao nhất và đã được khẳng định trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia - giữa các chủ thể của Luật Quốc tế. Điều đó đã được minh chứng bằng thực tiễn, chẳng hạn như trong phán quyết của Toà án quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa Mỹ - Canađa về ranh giới Vịnh Meil đã nhấn mạnh thuật ngữ “các nguyên tắc và các quy phạm” đều thể hiện chung một ý nghĩa pháp lý. Đó là thuật ngữ “các nguyên tắc” có nghĩa là các nguyên tắc pháp lý, chúng được ghi nhận trong các quy phạm Luật Quốc tế và khi nói đến thuật ngữ “các nguyên tắc” có nghĩa là nói đến các quy phạm có tính chất chung, cơ bản và quan trọng nhất [4]. Một minh chứng khác, đó là trong Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ ngày 11/12/1946 đã nhấn mạnh rằng các nguyên tắc được ghi nhận trong Quy chế toà án quân sự Nurembe đã thể hiện bản chất là các nguyên tắc của Luật Quốc tế. Các nguyên tắc cũng là các quy phạm Luật Quốc tế nhưng có tính khát quát hoá hơn và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các quy phạm khác. Như vậy, các nguyên tắc và các quy phạm được công nhận chung của Luật Quốc tế đều là các quy phạm được cộng đồng quốc tế công nhận, được phân loại và được xem là bắt buộc đối với các chủ thể của Luật Quốc tế khi họ tham gia vào sinh hoạt cộng đồng. Nhưng trong hệ thống các quy phạm đó thì các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế chiếm một vị trí đặc biệt, các quy phạm Luật Quốc tế khác để có hiệu lực pháp lý quốc tế thì cần phù hợp với các nguyên tắc này. Trong Quy chế toà án quốc tế, khi phân tích thuật ngữ “các nguyên tắc chung của pháp luật” (Điều 38), chúng ta có thể hiểu thuật ngữ đó bao gồm: các nguyên tắc pháp luật chung của hệ thống pháp luật quốc gia; và các nguyên tắc và các quy phạm được công nhận chung của Luật Quốc tế.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tiệm cận các quy phạm Luật Quốc tế
Nghiên cứu các quy phạm Luật Quốc tế là cần thiết đối với người học luật và với các độc giả quan tâm trong thời hội nhập. Hiểu thêm về bản chất của các quy phạm Luật Quốc tế, về quy trình xây dựng chúng và mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia. Nghiên cứu các quy phạm Luật Quốc tế là cần thiết đối với người học luật và với các độc giả quan tâm trong thời hội nhập. Hiểu thêm về bản chất của các quy phạm Luật Quốc tế, về quy trình xây dựng chúng và mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia. Các quy phạm Luật Quốc tế không giống nhau cả về nội dung và hình thức, bao gồm: các quy phạm thành văn và các quy phạm bất thành văn. Quy phạm thành văn như quy phạm điều ước và các văn kiện của tổ chức quốc tế và của hội nghị quốc tế. Các quy phạm đó điều chỉnh các quan hệ quốc tế khu vực, liên khu vực và toàn cầu trên cơ sở quyền và trách nhiệm của quốc gia này đồng thời cũng là quyền và trách nhiệm của quốc gia tương ứng (trừ các điều khoản bảo lưu [1]. Quy phạm bất thành văn được tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, được cộng đồng quốc tế công nhận là quy phạm bắt buộc và chúng có thể được ghi nhận trong các phán quyết của tòa án, cơ quan trọng tài, nghị quyết của tổ chức quốc tế, thậm chí có cả trong các văn bản đơn phương của các quốc gia. Quy phạm tập quán có thể trở thành quy phạm điều ước thông qua việc luật hóa và khi đó cùng một quy phạm đối với một số quốc gia này là quy phạm điều ước, còn đối với nhóm quốc gia khác là quy phạm tập quán (1) Cùng với sự phát triển tiến bộ của Luật Quốc tế, quy phạm điều ước ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc điều chỉnh phần lớn các quan hệ quốc tế hiện đại, nhưng điều đó không có nghĩa là quy phạm điều ước có thể thay thế hoàn toàn các quy phạm tập quán [2]. Vấn đề này đã được các nhà khoa học Luật Quốc tế trên thế giới nghiên cứu trong các công trình khoa học của mình và phần lớn trong số họ đều cho rằng quy phạm tập quán là nguồn cơ bản của Luật Quốc tế [3]. Trong hệ thống Luật Quốc tế có các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ quốc tế khác nhau. Chẳng hạn như, các quy phạm của Luật vũ trụ thì quy định quy chế pháp lý của khoảng không vũ trụ, mặt trăng và các thiên thể khác; Công ước về Luật điều ước quốc tế thì quy định về quy trình ký kết và thực thi điều ước; Luật an ninh quốc tế lại bao hàm các biện pháp đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế; Công ước về Luật Biển thì điều chỉnh Luật Biển quốc tế; Công ước về luật lệ và tập quán chiến tranh điều chỉnh về Luật nhân đạo quốc tế, v.v... Như vậy, tuỳ theo số lượng chủ thể, theo phạm vi và các quan hệ quốc tế giữa chúng mà các quy phạm Luật Quốc tế được phân chia thành các quy phạm phổ biến toàn cầu và các quy phạm khu vực (2). Các quy phạm khu vực điều chỉnh quan hệ giữa hai hay một số các quốc gia theo không gian địa lý nhất định và thường gắn liền với lợi ích của các quốc gia đó, bao gồm các quy phạm song phương, quy phạm đa phương hạn chế. Quy phạm khu vực thường phản ảnh các điều kiện và đặc điểm lợi ích của các quốc gia khu vực, mà trong đó có sự hiện diện của các quy phạm chung nhằm đảm bảo thực thi quy phạm khu vực. Trong một vài trường hợp đặc biệt, quy phạm khu vực lại có vai trò như quy phạm phổ biến (như các quy phạm trong các Điều ước Xô-Mỹ về xóa bỏ các loại vũ khí tên lửa tầm trung và tầm ngắn; về cắt giảm và hạn chế các loại vũ khí tiến công chiến lược, v.v...). Quy phạm phổ biến toàn cầu điều chỉnh các quan hệ mà đối tượng của chúng là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và được tất cả (hay đa số) các quốc gia trên thế giới công nhận (như các quy phạm được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và trong các Công ước: Công ước về quan hệ ngoại giao; các Công ước về các quyền của con người; và Công ước bảo vệ nạn nhân chiến tranh, v.v...). Ngoài ra, cần lưu ý rằng sau khi LHQ thông qua Công ước về Luật điều ước quốc tế năm 1969 (Điều 53) thì trong hệ thống các quy phạm chung xuất hiện quy phạm mệnh lệnh Jus cogens (3) - đó là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, là các quy phạm bắt buộc chung, là chuẩn mực để các chủ thể Luật Quốc tế hợp tác quốc tế hay giải quyết các vấn đề quốc tế. Các quy phạm nguyên tắc này đã chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống các quy phạm Luật Quốc tế vì các lý do sau đây: 
Là các quy phạm chung có nội dung rộng được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các quy phạm Luật Quốc tế và tạo thành khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia như: Hiến chương và Tuyên bố (1970) của LHQ; trong Kết luận của Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE) năm 1975 và trong Hiến chương Paris về một Châu Âu mới năm 1990, v.v…; 
Có hiệu lực không gian trên phạm vi toàn cầu, điều chỉnh hợp tác quốc tế kể cả các quan hệ truyền thống và các quan hệ quốc tế hiện đại như ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, hay nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, v.v...; 
Là các quy phạm được cộng đồng quốc tế công nhận và bắt buộc chung đối với tất cả thành viên LHQ(4) (Điều 2, Hiến chương LHQ) và kể cả các quốc gia không là thành viên LHQ khi họ tham gia vào sinh hoạt cộng đồng (khoản 6, Điều 2, Hiến chương); 
Vừa có tính định chế lẫn nhau, vừa có tính tổng hợp cao và đã được khẳng định trong Tuyên bố của LHQ năm 1970. Hệ thống các quy phạm Luật Quốc tế này đã thể hiện tính liên thông trong việc giải thích và áp dụng, tức là mỗi nguyên tắc cần được xem xét trong tổng thể với tất cả các nguyên tắc khác; 
Là quy phạm jus cogens có hiệu lực pháp lý cao nhất, các quy phạm còn lại không được xung đột với chúng, đó là cơ sở duy trì sự ổn định trật tự pháp lý và pháp chế quốc tế; và 
Là các quy phạm cơ bản, quan trọng nhất và là “thước đo” cho cả hệ thống pháp Luật Quốc tế, đặt nền móng pháp lý cho quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình xây dựng và thực thi Luật Quốc tế, có vai trò như hiến định trong hệ thống pháp luật quốc gia, các quy phạm khác của Luật Quốc tế đương nhiên không được trái với các nguyên tắc này.
Trong các văn bản của pháp luật quốc gia và luật quốc tế, chúng ta thường gặp khá phổ biến thuật ngữ “các nguyên tắc và các quy phạm Luật Quốc tế”. Vậy thuật ngữ đó cần được hiểu như thế nào? các nguyên tắc khác so với các quy phạm. Có nhiều nhà khoa học - Luật Quốc tế đã cho rằng giữa các nguyên tắc và các quy phạm chỉ khác nhau ở sự khái quát hoá và hiệu lực pháp lý. Các nguyên tắc là các quy phạm chung nhất, có tính khái quát quy phạm cao nhất và đã được khẳng định trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia - giữa các chủ thể của Luật Quốc tế. Điều đó đã được minh chứng bằng thực tiễn, chẳng hạn như trong phán quyết của Toà án qu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top