Wilmer

New Member

Download Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng miễn phí





Việc định giá tối thiểu chỉ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh khi mức giá tối thiểu đó gây thiệt hại cho khách hàng (cho người tiêu thụ sản phẩm). Khoản 2 điều 13 LCT quy định, việc thiệt hại cho khách hàng là dấu hiệu căn bản để xác định có hay không có sự vi phạm. Tuy nhiên, đạo luật này lại không đặc tả thế nào là thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu, dự thảo nghị định hướng dẫn khi mô tả về hành vi ấn định giá bán lại như đã đề cập ở phần trên, dường như đã quên dấu hiệu quan trọng này. Để xác định thiệt hại đối với khách hàng, cần làm rõ bản chất,mục đích của hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu. Như đã phân tích, khi đưa ra một mức giá tối thiểu, doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn ngăn chặn khả năng nhà phân phối giảm giá sản phẩm. Sự ngăn chặn đó là hợp pháp nếu như chưa mang bản chất lạm dụng quyền lực thị trường, bởi lẽ các doanh nghiệp có quyền ngăn ngừa sự giảm giá cục bộ của một, một số nhà phân phối để cạnh tranh, loại bỏ những nhà phân phối khác trong cùng một hệ thống tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự lạm dụng được đặt ra khi doanh nghiệp có quyền lực thị trường tận dụng vị trí của mình, tận dụng tình trạng người tiêu dùng bị giới hạn quyền lựa chọn để trục lợi bất chính. Một khi giá cả được sử dụng như là công cụ để lạm dụng, thì bản chất lạm dụng của hành vi vi phạm sẽ được chứng minh bằng mức giá bóc lột. Xác định mức bóc lột của giá, cơ quan cạnh tranh dựa vào sự chênh lệch giữa giá được ấn định với giá thành của sản phẩm. Nếu mức giá tối thiểu được ấn định cao hơn một cách bất hợp lý so với giá thành thì được coi là có sự lạm dụng để bóc lột khách hàng. Mức chênh lệch cao hơn là thiệt hại mà khách hàng gánh chịu.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ BÁN LẠI TỐI THIỂU GÂY THIỆT HẠI CHO KHÁCH HÀNG
Nhằm đảm bảo sự lành mạnh các quan hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Luật Cạnh tranh năm 2004 (LCT) quy định ngăn cấm đối với một số hành vi liên quan đến giá cả, trong đó có quy định về hành vi ấn định giá bán lại (khoản 2 Điều 13). Tác giả bài viết dưới đây sẽ phân tích bản chất kinh tế, pháp lý của dạng vi phạm về hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. Trên cơ sở đó, tác giả bình luận, đưa ra những yêu cầu cần thiết trong việc việc áp dụng LCT, góp phần hướng dẫn thi hành hiệu quả LCT, đưa LCT đi vào thực tiễn. 1. Đặt vấn đề Trong đời sống thị trường, nơi mà cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường[1], mọi hành vi làm sai lệch diện mạo bằng bất cứ thủ đoạn nào để bóc lột khách hàng, hay để củng cố, duy trì vị trí của doanh nghiệp trên thương trường đều đáng lên án và phải bị loại bỏ. Trong cấu trúc pháp luật của thị trường mà nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện, luôn có sự hiện diện của một bộ phận cấu thành quan trọng là lĩnh vực pháp luật quản lý giá cả. Pháp lệnh giá năm 2002 quy định nhiều biện pháp kinh tế -hành chính trong việc quản lý trật tự giá trên thị trường, và ngăn cấm những hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh về giá. Song song với việc xây dựng mảng pháp luật quản lý các quan hệ thị trường, các nhà làm luật Việt Nam cũng đang nỗ lực hoàn thiện một lĩnh vực pháp luật đặc thù của thị trường là pháp luật cạnh tranh, với nhiệm vụ đấu tranh chống các tiêu cực, bảo đảm sự lành mạnh trong quan hệ cạnh tranh. Trong các biểu hiện bị cấm đoán, các hành vi liên quan đến giá cả cũng được luật cạnh tranh (LCT) mô tả với nhiều dạng, nhiều mức độ vi phạm khác nhau, như: định giá dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ; áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, định giá bán lại tối thiểu… Phần tiếp theo sau đây sẽ phân tích bản chất kinh tế,pháp lý của một dạng vi phạm cụ thể là hành vi ấn định giá bán lại[2], được quy định tại khoản 2 Điều 13 LCT năm 2004. Từ đó, đặt ra những yêu cầu cần thiết để các văn bản hướng dẫn LCT góp phần đưa LCT đi vào thực tiễn,đồng thời dự liệu một số tình huống có thể xảy ra khi thực thi pháp luật cạnh tranh. 2. Hành vi ấn định giá bán lại 2.1 ấn định giá bán lại và ý nghĩa Hành vi ấn định giá bán lại phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp thuộc ngành trên (doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp bán sỉ) với các doanh nghiệp thuộc ngành dưới (doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bán lẻ), theo đó, doanh nghiệp thuộc ngành trên áp đặt một mức giá bán lại đối với sản phẩm buộc doanh nghiệp thuộc ngành dưới phải tuân thủ khi phân phối, tiêu thụ sản phẩm đó. Hành vi ấn định giá bán lại còn được gọi là duy trì giá hay những hạn chế theo chiều dọc[3]. Khi bàn đến khái niệm hành vi ấn định giá bán lại, cần phân biệt ấn định giá bán lại và ấn định giá trong thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 8 LCT[4]. Thoả thuận ấn định giá được mô tả là sự thống nhất giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau để xác định một mức giá hay một công thức tính giá duy nhất mà các thành viên tham gia sẽ áp dụng khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, mức giá hay công thức tính giá được thống nhất trong thỏa thuận về giá phải là (i) kết quả của sự tự nguyện giữa các thành viên là đối thủ cạnh tranh của nhau (cùng cấp độ kinh doanh trên thị trường liên quan) tham gia thỏa thuận; (ii) tất cả doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có nghĩa vụ áp dụng giá đã thỏa thuận khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Đối với hành vi ấn định giá bán lại, kinh tế học cũng coi nó là một dạng của thỏa thuận về giá, nhưng lại có những dấu hiệu đặc thù: (1) Trước hết, ấn định giá bán lại là một thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm của họ; (2) giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với người phân phối. Nói cách khác, trong biểu hiện của hành vi này khuyết đi yếu tố tự nguyện, tự do ý chí của doanh nghiệp phân phối. Vì vậy,có ý kiến cho rằng, ấn định giá bán lại không là một thỏa thuận vì một bên trong quan hệ này đã không có khả năng lựa chọn một mức giá khác ngoài mức đã được đối tác ấn định. Quan điểm coi hành vi này có dấu hiệu của sự thỏa thuận dựa trên lập luận cho rằng, nhà phân phối vẫn có quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp với mức giá đã được đưa ra. Vì vậy, ở trường hợp này, vẫn có sự chấp nhận của người phân phối, vì thế đã tồn tại một thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Như vậy, cho dù có sự tồn tại của một thỏa thuận thực tế hay không thì hành vi ấn định giá bán lại, dưới góc độ kinh tế học, luôn phản ánh chiến lược liên kết về giá để bóc lột khách hàng giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm, mà không là hành vi đơn phương của một doanh nghiệp duy nhất. Vì vậy, kết quả là có sự thống nhất, phối hợp hành động trong một mạng lưới theo chiều dọc của các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh một sản phẩm nhất định. Cách thức ấn định giá bán lại rất đa dạng, có thể bao gồm: ấn định giá bán lại tối thiểu; ấn định giá tối đa (có thể kết hợp cả hai, tức là định khung giá – tối thiểu và tối đa); hay đưa ra một mức giá cố định, mức giá gợi ý. Dưới góc độ kinh tế học, việc ấn định mức giá bán lại có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất. Thông qua mức giá được ấn định, các doanh nghiệp đảm bảo được sự ổn định và thống nhất giá trong phạm vi thị trường đồng nhất (không có khác biệt lớn về chi phí phân phối, lưu thông); bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa những đại lý hay nhà phân phối nằm trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng tiêu diệt lẫn nhau của các đại lý làm thu hẹp mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng; ngăn chặn các hành vi của những nhà phân phối bán hàng với giá thấp để tiêu thụ sản phẩm khác, hay hành vi bán lỗ để thu hút khách hàng từ phía những nhà phân phối lớn… Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện việc ấn định giá bán cho tất cả các đại lý trên phạm vi một vùng thị trường xác định, ví dụ các sản phẩm hoá mỹ phẩm của P &G được công ty xác định giá ngay trên bao bì sản phẩm, nhà phân phối chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá được xác định cụ thể. Cách thức đó còn ngăn chặn những hành vi lừa dối, nói thách của các cửa hàng tiêu thụ để lừa dối khách hàng. 2.2 Điều kiện để ấn định giá bán lại là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền Với ý nghĩa đã trình bày, việc ấn định giá bán lại không đương nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Pháp luật của hầ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Quan điểm của Đảng về cải cách hành chính Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Đấu giá, đấu thầu quốc tế đặc điểm, phương thức tiến hành, tình hình áp dụng và giải pháp của Luận văn Kinh tế 0
G [Free] TÀI CHÍNH HỌC HÀNH VI, QUẢN TRỊ TÀI KHOẢN VÀ TÂM LÝ GIAO DỊCH Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Một số giải pháp phát hành và thanh toán thẻ ATM tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Hoàn thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Nghiên cứu sự tác động của chiến dịch quảng cáo trà thảo mộc Dr.Thanh đến hành vi mua của học Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý văn bản và trợ giúp điều hành, xử lý công việc hành chính Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top