hoacomay1727

New Member

Download Thủ tục thi hành án dân sự miễn phí





Hiện nay, Điều 19 PLTHADS mới chỉ quy định về quyền yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án, người phải thi hành án. Tuy nhiên khi đương sự có đơn yêu cầu thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi việc thực hiện quyền cầu của đương sự đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định, bao gồm : người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án ; yêu cầu thi hành án đối với bản án, quyết định dân sự có ghi “để thi hành", thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án ; còn thời hiệu thi hành án và đúng mẫu đơn yêu cầu thi hành án. Nhưng không phải người dân nào khi thực hiện yêu cầu thi hành án đều hiểu được các điều kiện đó gồm những vấn đề gì ? Để tạo điều kiên cho người dân khi thực hiện quyền yêu cầu thi hành án cũng như thuận lợi cho cơ quan thi hành án khi xét đơn yêu cầu, theo chúng tôi, trong phần chung về thủ tục thi hành án của BLTHA cần quy định điều luật về thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự theo hướng như sau :



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Thủ tục thi hành án dân sự
Thi hành án là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm đưa các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội và công dân khi bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án.  Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp, Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 đã chỉ rõ cần “ Xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án”. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành và thực tiễn thi hành án dân sự, từ đó đóng góp các ý kiến cho vào việc xây dựng trình tự, thủ tục thi hành án khoa học, hợp lí hơn, có tính đến các đặc thù của từng loại hình thi hành án, khắc phục được những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (viết tắt là PLTHADS) là vấn đề rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án. 1. Về cơ cấu các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự Những quy định về thủ tục thi hành án hiện nay được quy định tại Chương 3 PLTHADS gồm 19 điều áp dụng chung cho cả thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và phần dân sự trong bản án và hành chính. Có thể thấy, so với tính chất phức tạp và đa dạng của việc thi hành các bản án, quyết định dân sự ; hôn nhân và gia đình; kinh doanh thương mại ; lao động ; các quyết định về tài sản trong các bản án về hình sự, hành chính và quyết định trọng tài thương mại thì các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án trong PLTHADS là chưa tương xứng, chưa tính đến đặc thù của từng loại việc, cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thi hành mỗi loại án cụ thể này. Đặc điểm của đối tượng thi hành án dân sự là các quyết định dân sự (theo nghĩa rộng) mang tính chất tài sản và nhân thân ; còn đặc điểm của thi hành án hình sự là hình phạt và các biện pháp tư pháp khác ; thi hành án hành chính là thi hành các quyết định liên quan đến các cơ quan nhà nước. Vì vậy, các quy định về thủ tục thi hành án dân sự trong Bộ luật thi hành án (viết tắt là BLTHA) phải tính đế những đặc điểm chung của các loại bản án, quyết định đó, đồng thời phải tính đến đặc thù của từng loại bản án, quyết định. Vì vậy, các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án trong BLTHA cần tách bạch thành hai phần khác nhau : phần những quy định chung về thủ tục thi hành án và phần những quy định cụ thể về thủ tục thi hành án đối từng loại thủ tục thi hành án dân sự, thi hành án kinh doanh, thương mại, thi hành án lao động và thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự và hành chính. Cách quy định này về mặt khoa học sẽ rất rõ ràng và thực tế các cơ quan thi hành án sẽ dễ áp dụng. Trong phần những quy định chung về thủ tục thi hành án là phần cần quy định những vấn đề chung nhất để từ đó thực hiện thủ tục, cách thức thi hành bản án, quyết định dân sự như : bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành ; căn cứ thi hành án ; thời hiệu thi hành án ; thẩm quyền ra quyết định thi hành án ; thông báo quyết định thi hành án ; quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án ; quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án ; quyền và nghĩa vụ của người có quyền , nghĩa vụ liên quan … Phần thứ hai về thủ tục thi hành án của BLTHA, cần chia thành các chương, mỗi chương quy định về đặc thù của từng loại hình thi hành án. Theo chúng tui có thể chia thành các chương sau: Thủ tục thi hành án dân sự và hôn nhân gia đình ; thủ tục thi hành án kinh doanh thương mại (bao gồm việc thi hành các bản án của cả tòa án và quyết định của trọng tài) ; thủ tục thi hành án phá sản ; thủ tục thi hành án lao động ; thủ tục thi hành án hành chính ; thủ tục thi hành án hình sự. 2. Về việc cấp bản án, quyết định của tòa án Bản án, quyết định của tòa án là cơ sở pháp lý để các đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành án và để cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Cho nên, trách nhiệm cấp bản án, quyết định của tòa án cho đương sự và trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định của tòa án cho cơ quan thi hành án thuộc về tòa án đã tuyên bản án, quyết định đó. Thời hạn cấp, chuyển giao các loại bản án, quyết định được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng BLTHA, vấn đề có xác định rõ thời điểm mà Tòa án đã tuyên bản án, quyết định cấp bản án quyết định cho đương sự hay không là vấn đề có hai ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất, cho rằng cần thiết phải xác định rõ thời điểm tòa án cấp bản án, quyết định cho đương sự là thời điểm khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành như Điều 18 PLTHADS hiện nay ; việc không xác định rõ thời điểm toà án cấp bản án, quyết định có thể gây ra sự nhầm lẫn đối với một số toà án và đặc biệt đối với các đương sự. Ý kiến thứ hai cho rằng, việc xác định rõ thời điểm tòa án cấp bản án, quyết định cho đương sự là không cần thiết và thừa. Chúng tui đồng tình với quan điểm thứ hai bởi các lý do sau. Bản án, quyết định dân sự của toà án có hiệu lực thi hành có thể là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa có hiệu lực pháp luật nhưng có hiệu lực thi hành ngay. Việc xác định thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đối với các bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thường đơn giản vì đó là những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hay ra quyết định. Còn đối với bản án, quyết định hay phần bản án, quyết định sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị không bị ai kháng cáo, viện kiểm sát không kháng nghị. Việc xác định thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đối với loại bản án, quyết định này là vấn đề phức tạp. Theo quy định tại Điều 245 của BLTTDS: - Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án, đối với đương sự có mặt tại phiên toà. Đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hay được niêm yết; - Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người kháng cáo nhận được quyết định. Về nguyên tắc, các chủ thể kháng cáo được thực hiện quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Nếu kháng cáo ngoài thời hạn quy đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I [Free] Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Địn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Tiểu luận Thủ tục hành chính - Cải cách thủ tục hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Đề tài Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích các điểm mới trong trình tự, thủ tục ban hành pháp luật Liên minh châu Âu Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọ Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích thủ tục tố tụng của Tòa công lý châu Âu (CJE) và so sánh với thủ tục tố t Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top