phamnhalai

New Member

Download Phân loại tản quyền, phân cấp, phân quyền miễn phí





Cách thức áp dụng học thuyết phân quyền vào tổ chức quyền lực Nhà nước ở mỗi quốc gia thể hiện chính trong việc lựa chọn hình thức chính thể của các quốc gia đó. Những hình thức chính thể khác nhau đã tạo ra các biến thể khác nhau của học thuyết phân quyền tạo thành những chính thể như cộng hoà tổng thống hay cộng hoà đại nghị. Những chính thể này đều được ghi nhận trong Hiến pháp của các Nhà nước chính vì thế Hiến pháp được coi là bản văn quy định việc phân chia quyền lực [3].
Việc phân quyền theo chiều ngang đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương tây như Anh, Pháp, Mỹ, Đức
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

an đến việc chuyển một phần công vụ thuộc quyền trung ương ra ngoại vi hay điạ phương. Với cách tản quyền, quyết định được phân chia cho nhiều cơ quan và cá nhân để họ có thể quản lý các công việc dưới địa phương. Để các cơ quan, cá nhân này thực hiện tốt trọng trách của mình thì phải chuyển giao một phần công vụ cho họ.
Tản quyền theo địa giới hành chính: là cách mà quyền hành trung ương sẽ chia sẻ với địa phương thông qua các thay mặt từ trung ương được cử xuống địa phương. Đây là một động tác phân quyền mặc thị trong đó chính quyền trung ương phải chấp nhận cho các điạ phương có những thẩm quyền tự quản nhất định. Theo đó, các vị thay mặt dân cử này có quyền chuẩn bị các quyết định sẽ đưa ra hội đồng, chủ tọa các cuộc tranh luận, thi hành các nghị quyết, điều khiển các cơ quan hành chánh. Tuy nhiên, cơ quan tản quyền chỉ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do chính phủ giao, không có quyền can thiệp sâu vào công việc của chính quyền địa phương. Các cơ quan tản quyền cấp dưới có thẩm quyền nhưng là thẩm quyền do được uỷ quyền chứ không phải thẩm quyền độc lập. Các cơ quan tản quyền được tổ chức theo thứ bậc hành chính cả về văn bản (văn bản cấp trên hiệu lực cao hơn văn bản cấp dưới, cấp dưới phải chấp hành văn bản cấp trên, nếu làm trái thì sẽ dễ bị cưỡng chế) và về nhân sự (cơ quan, cán bộ cấp trên cao hơn cơ quan, cán bộ cấp dưới). Giữa cấp trung ương và địa phương hay các cấp với nhau thì sự kiểm tra thực hiện bởi cấp trên trực tiếp theo thứ bậc hành chính, có hiệu lực hành chính. Theo đó, cấp trên có quyền huỷ bỏ, đình chỉ, sửa đổi, thay thế văn bản của cấp dưới cả vì lý do bất hợp pháp và bất hợp lý.
Sự tản quyền trong tổ chức chính quyền là rất quan trọng, cho phép giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề trong các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và dân số quá lớn. Vấn đề chính là làm giảm bớt gánh nặng cho bộ máy chính quyền trung ương và xúc tiến dễ dàng công việc quản lý, phát triển kinh tế,... Tùy theo sự khác biệt về sắc tộc, văn hóa, lịch sử, tài nguyên,... của các địa phương rộng lớn, cho phép tổ chức đời sống cho phù hợp với điều kiện riêng của mỗi vùng. Sự tản quyền cũng cho phép điều chỉnh về sự công bằng xã hội, làm giảm bớt các tranh chấp giữa các cộng đồng hay các chính đảng khác nhau.
2. Phân loại phân cấp
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính, nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng cách ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hay bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể.
Thực hiện phân cấp là trao cho mỗi cấp chính quyền, mỗi khâu trong bộ máy những nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết những công việc nhất định. Các cấp chính quyền có những nhiệm vụ, quyền hạn tuỳ theo khả năng thực tế của địa phương để thực hiện những trọng trách được giao. Phân cấp có thể được phân loại thành: Phân cấp quản lý về chính trị (political decentralisation), Phân cấp quản lý về hành chính (administrative decentralisation), Phân cấp quản lý về ngân sách (fiscal decentralisation) và Phân cấp quản lý về kinh tế (economic decentralization).
Phân cấp quản lý về chính trị có thể hiểu là việc chuyển giao một phần quyền và nghĩa vụ chính trị từ chính quyền trung ương xuống cho chính quyền địa phương. Tác động của quá trình này là làm cho chính quyền địa phương mạnh lên đồng thời cho phép người dân và các nhóm chính trị tham gia và có ảnh hưởng nhiều hơn vào tiến trình xây dựng và thực thi chính sách của nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. Phân cấp quản lý về chính trị thông thường (nhưng không luôn luôn) gắn với chính trị đa nguyên và chính thể đại diện. Tuy nhiên, quá trình phân cấp quản lý về chính trị thường đòi hỏi phải có những cải tổ về hiến pháp hay thể chế. Việc phân cấp về chính trị thường được quy định trong hiến pháp và luật của nhà nước và các chủ thể không được quyền thay đổi một cách tuỳ tiện.
Phân cấp quản lý về hành chính được hiểu là việc phân bổ lại thẩm quyền, trách nhiệm cho việc bảo đảm các dịch vụ công giữa các cấp chính quyền của quốc gia. Nó thể hiện cụ thể ở việc chuyển giao quyền và trách nhiệm thực hiện các chức năng công cộng (bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch, quản lý và chi tiêu) từ chính quyền cấp trên xuống cho chính quyền cấp dưới. Phân cấp quản lý về hành chính thể hiện ở ba cấp độ chính, đó là: (i) Phi tập trung hóa; (ii) Ủy quyền; (iii) Phân cấp quản lý, trong đó phi tập trung hóa được xem là cấp độ thấp nhất của phân cấp.
Phân cấp quản lý về ngân sách được hiểu là sự phân bổ trách nhiệm quản lý và nguồn ngân sách giữa các cấp chính quyền. Phân cấp quản lý về ngân sách thể hiện dưới nhiều dạng, bao gồm: (i) Tự chủ tài chính (hay tự hạnh toán kinh doanh - self-financing or cost recovery through user charges) ; (ii) Chính quyền trung ương và địa phương cùng làm (co-financing); (iii) Cho phép chính quyền địa phương được đặt ra một số khoản thuế, lệ phí hay hưởng toàn bộ hay một phần các khoản thu từ thuế, lệ phí...ở địa phương ; (iv) Chuyển một phần khoản thu từ thuế mà chính quyền trung ương thu được cho chính quyền địa phương ; (v) Bảo lãnh hay cho chính quyền địa phương vay…
Bất kỳ nhà nước nào cũng có nguồn thu và các khoản chi nhất định để thực hiện các chức năng của mình. Điều đó có nghĩa rằng, ngân sách là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các quốc gia. Để có thể sử dụng quỹ ngân sách một cách hợp lý, các nhà nước phải có kế hoạch trong sử dụng. Điều đó đòi hỏi các nhà nước phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp cho các cấp chính quyền trong việc sử dụng nguồn thu và khoản chi một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu chung.
Phân cấp quản lý về kinh tế được hiểu là việc chuyển giao quyền điều hành, quyết định hoạt động kinh doanh từ các cơ quan công quyền sang khối tư nhân. Thông thường việc này gắn với quá trình tự do hóa kinh tế (economic liberalization) và nền kinh tế thị trường, phá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Ở các quốc gia trên thế giới trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập và mở cửa, đặc biệt các nước phát triển thì việc phân cấp quản lý kinh tế là điều hết sức cần thiết. Nền kinh tế chung của quốc gia được cấu thành từ các thành phần kinh tế riêng, trong đó có kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Mỗi thành phần kinh tế có những thế mạnh riêng của mình và cần độc lập trong phát triển. Vì vậy, chính quyền trung ương phải chuyển giao quyền, trách nhiệm trong quản lý kinh tế cho chính quyền cấp dưới và cho các thành phần kinh tế. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế cấp dưới và phát triển các thành phần kinh tế riêng lẻ sẽ thúc đẩy...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Tiểu luận Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Đề tài Phân loại cho vay của Tổ chức tín dụng và ý nghĩa của việc phân loại này Tài liệu chưa phân loại 0
O [Free] Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại (thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết tình Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Tiểu luận Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự 2005 và đị Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương Tài liệu chưa phân loại 0
Z [Free] Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện bảng phân loại giáo dục - đào tạo và danh mục nghề nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top