one_love141

New Member

Download Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam miễn phí





Pháp luật của Việt Nam quy định giới hạn tối đa của mức phạt vi phạm, không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên. (Điều 228 luật thương mại mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩa vụ vi phạt, Điều 378 Bộ luật dân sự quy định mức phạt vi phạm không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế lại quy định mức phạt vi phạm không quá 12% giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm -phụ thuộc vào loại nghĩa vụ bị vi phạm). Theo quy định của các điều luật nói trên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa trong giới hạn đó. Như vậy liệu các quy định của pháp luật về giới hạn mức phạt có phù hợp với mục đích của áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hay không.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHẠT VI PHẠM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TS.Dương Anh Sơn- TS. Lê Thị Bích Thọ
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện hành đã nảy sinh nhiều bất cập. Nhiều quy định của pháp luật về hợp đồng trong đó có các quy định về phạt vi phạm đã không còn phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự, thương mại. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tui muốn đi sâu vào việc phân tích
những quy định của pháp luật hiện hành về phạt vi phạm và qua đó có một số ý kiến đóng góp cho việc xây dựng chế định phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại sửa đổi .
1. Chức năng của phạt vi phạm.
Xuất phát từ việc phân chia các quan hệ hợp đồng trong hoạt động dân sự và thương mại thành những lĩnh vực riêng biệt và được điều chỉnh bởi các quy định của các văn bản pháp luật khác nhau mà các quy định về phạt hợp đồng cũng rơi vào tình tràng chung là thiếu thống nhất trong điều chỉnh bằng pháp luật. Hiện ở Việt Nam có ba văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng, đó là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế tuy được xem là văn bản pháp luật lỗi thời và có nhiều bất cập nhất hiện nay nhưng lại là một trong những văn bản pháp luật có ảnh hưởng lớn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng và quá trình lập pháp về hợp đồng. Vấn đề phạt vi phạm đã chưa được thể hiện rõ và nhất quán trong pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại (Khoản 2 Điều 29). Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng không phụ thuộc vào việc có hay không có thiệt hại. Thực tế có nhiều trường hợp số tiền phạt vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại sẽ lớn hơn thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Cũng chính vì điều đó mà nhiều người cho rằng, phạt vi phạm là một biện pháp được áp dụng nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật hợp đồng kinh tế nói riêng, pháp luật quản lý kinh tế đồng thời vi phạm phòng ngừa vi phạm hợp đồng kinh tế Xem: Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, HN, Năm 2003, tr. 329
.
Trong Bộ luật dân sự, phạt vi phạm được nói đến chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, còn trong Luật thương mại nó được coi là một trong những biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng. Xuất phát từ các quy định nói trên của pháp luật mà nhiều người có quan điểm, theo đó việc trả tiền phạt vi phạm được coi là biện pháp trừng phạt do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Quan điểm này chỉ phù hợp với nền kinh tế phi thị trường, kế hoạch hoá. Bởi vì khi đó các chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh tế, thương mại chủ yếu tập trung ở các doanh nhiệp nhà nước và khi đó việc ký kết và thực hiện hợp đồng được xem là kỷ luật của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế thị trường thì mục đích của việc áp dụng phạt vi phạm hoàn toàn có nội dung khác. Vì vậy cách hiểu trên trở nên không phù hợp.
Phạt vi phạm, theo quan điểm của chúng tôi, thực hiện hai chức năng: thứ nhất, là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ, điều này được khẳng định bởi phạt vi phạm được quy định trong chương các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Có quan điểm cho rằng, biện pháp phạt vi phạm chỉ mang chức năng dự phạt mà hoàn toàn không mang chức năng bảo đảm. Chúng ta khó có thể đồng ý với quan điểm này. Xem: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, HN, 2003, tr. 328.
, mặt khác phạt vi phạm thúc đẩy các bên chú ý đến việc thực hiện nghĩa vụ dưới sự đe doạ phải chịu hậu quả bất lợi do không thực hiện nghĩa vụ ; thứ hai, khi có sự vi phạm thì nó được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm. Hai chức năng này của phạt vi phạm cũng được thể hiện trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Phạt vi phạm hợp đồng có thể được áp dụng trong trường hợp các bên có sự thoả thuận trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật. Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa hai chức năng của phạt vi phạm trong hai trường hợp nói trên?
Đối với trường hợp phạt vi phạm theo hợp đồng, khi các bên đưa điều kiện phạt vi phạm vào hợp đồng với mục đích thúc đẩy bên chậm thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, thì việc sử dụng phạt vi phạm trước hết với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên trong trường hợp này phạt vi phạm cũng có thể được sử dụng với tư cách là một hình thức của trách nhiệm vật chất với mục đích là đền bù cho bên bị vi phạm, đặc biệt là khi các bên chỉ thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận bồi thường thiệt hại.
Phạt vi phạm do pháp luật quy định, theo quan điểm của một số tác giả Xem: M.I Braginsky; V.V Vitriansky, Luật hợp đồng, NXB Statut, Matxcơva, 1999, tr. 662
, không thể thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bởi vì phạt vi phạm do pháp luật quy định không ràng buộc với bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào hay với bất kỳ các bên cụ thể nào tham gia vào quan hệ nghĩa vụ đó với mục đích bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ nói trên. Chúng tui không thể đồng ý với quan điểm này bởi những lý do sau đây: thứ nhất, phạt vi phạm được quy định ngay trong phần các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của pháp luật nhiều nước; thứ hai, mặc dù phạt vi phạm do pháp luật quy định không ràng buộc với bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào hay với bất kỳ các bên cụ thể nào tham gia vào quan hệ nghĩa vụ đó nhưng khi ký kết hợp đồng các bên không thể không biết quy định của pháp luật về điều đó.
Với tư cách là một hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, trong khoa học pháp lý Việt Nam có quan diểm cho rằng, có thiệt hại xảy ra hay không không phải là yếu tố quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm Xem: Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, HN, 2001, tr. 350
, điều này có nghĩa là phạt vi phạm được áp dụng ngay cả khi không có thiệt hại xảy ra. Về vấn đề này theo chúng tui cần xác định rõ, chế tài phạt vi phạm được áp dụng ngay cả khi không có thiệt hại xảy ra hay có thiệt hại xảy ra là yếu tố quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng song trong một số trường hợp không cần xác định mức độ thiệt hại.
Muốn giải quyết được vấn đề này chúng ta cần xác định rõ, phạt vi phạm với tư cách là một hình thức của trách nhiệm, mang tính trừng phạt hay mang tính đền bù. Nếu cho rằng phạt vi phạm có tính trừng phạt thì rõ ràng nó sẽ được áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm hợp đồng không gây thiệt hại, còn nếu phạt vi phạm mang tính đền bù thì thì nó chỉ được áp dụng khi hành v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top