huynhnhu191

New Member

Download Luật tiếp cận thông tin- Một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn trên thế giới miễn phí





Cấp độ khiếu nại cao nhất quy định trong luật tiếp cận thông tin của hầu hết các quốc gia là khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp luật không quy định thành lập các ủy ban thông tin, tòa án có thể xem xét mọi hồ sơ tài liệu có liên quan và đưa ra những phán quyết mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, ở một số quốc gia mà luật quy định thành lập Ủy ban Thông tin, thẩm quyền của tòa án chỉ giới hạn trong việc xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề. Điểm hạn chế của thủ tục này là việc kiện cáo ra tòa thường mất nhiều thời gian và tốn kém. Thêm vào đó, thực tế trên thế giới cho thấy, các tòa án cũng thường có xu hướng ủng hộ quyết định không công bố thông tin của các cơ quan nhà nước, đặc biệt khi thông tin có liên quan đến an ninh quốc gia.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

các vấn đề chính trị chủ yếu. Tuy nhiên, nếu quyền này được áp dụng một cách hệ thống với sự quan tâm thích đáng nhằm cân bằng các nhóm lợi ích khác nhau thì nó có thể làm thu hẹp bất đồng quan điểm, tăng cường tính hiệu quả của các chính sách được ban hành cũng như nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị” (Privacy International 2006: 6).
Thứ hai, luật tiếp cận thông tin góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Thực tế ở các quốc gia đã ban hành luật tiếp cận thông tin cho thấy, luật này giúp tăng cường khả năng thực thi các quyền con người khác về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Ví dụ, ở Ấn Độ, Luật Tự do thông tin giúp cho việc phân phối lương thực, thực phẩm được công bằng, bởi mọi thông tin về tiến trình này phải công khai nên những cơ quan và cá nhân được ủy quyền phân phát lương thực, thực phẩm do Chính phủ trợ cấp không dám lạm dụng để cầu lợi (Privacy International 2006: 7). Ở nhiều quốc gia khác luật tự do thông tin giúp thúc đẩy các cơ quan và quan chức chính phủ phải phản ứng nhanh chóng và trách nhiệm với các vấn đề tồn tại như sự xuống cấp của đường xá, tình trạng xây dựng vô tổ chức, tình trạng thiếu việc làm hay những hiện tượng bất công trong xã hội. Ví dụ, ở Thái Lan, một bà mẹ có con học giỏi nhưng không được chấp nhận vào học ở một trường công danh tiếng đã yêu cầu nhà trường phải cho xem kết quả thi đầu vào. Khi nhà trường từ chối, người mẹ này đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Thông tin và Tòa án. Kết quả là nhà trường phải công khai thông tin về điểm thi đầu vào qua đó cho thấy con cái của nhiều người có ảnh hưởng lớn được chấp nhận vào học mặc dù có điểm thi rất thấp. Điều này đã gây ra những bức xúc lớn trong xã hội, dẫn đến việc Hội đồng Nhà nước ban hành một quyết định rằng các trường chỉ được phép tiếp nhận học sinh dựa trên một yếu tố duy nhất là kết quả học tập. Còn ở Hoa Kỳ, việc vận dụng Luật Tiếp cận thông tin đã khiến nhiều trường hợp tra tấn hay theo dõi bất hợp pháp của các cơ quan Chính phủ, bao gồm Cục tình báo trung ương (CIA) bị phanh phui trước công luận và buộc phải chấm dứt những hành vi này (Privacy International 2006: 7).
Thứ ba, luật tiếp cận thông tin buộc các cơ quan nhà nước phải hoạt động tốt hơn. Thực tế trên thế giới cũng cho thấy luật này góp phần cải thiện cách thức và hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước. Điều này đơn giản là nếu biết rằng một quyết định đưa ra sẽ phải công bố công khai, các cơ quan, công chức nhà nước sẽ phải cân nhắc cẩn thận hơn khi dự thảo quyết định đó để tránh sự phản đối của công luận. Thêm vào đó, luật tiếp cận thông tin, trong đó bao hàm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin cũng buộc các cơ quan nhà nước phải củng cố, tăng cường công tác lưu trữ để đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp của công dân và các chủ thể khác trong xã hội.
Thứ tư, luật tiếp cận thông tin hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Theo một chuyên gia, khía cạnh này thường bị coi nhẹ song thực ra rất quan trọng bởi lẽ ở tất cả các quốc gia, hoạt động kinh doanh quyết định sự phát triển của xã hội, và thông tin kinh tế hay liên quan đến kinh tế thuộc vào nhóm thông tin được tìm kiếm nhiều hơn cả (Toby Mendel 2009: 3). Ở tất cả các quốc gia, các cơ quan công quyền nắm giữ lượng thông tin lớn nhất và quan trọng nhất về hoạt động kinh doanh. Vì vậy, luật tiếp cận thông tin tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Thứ năm, luật tiếp cận thông tin giúp hàn gắn những chia rẽ trong xã hội. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, việc Chính phủ công khai những thông tin, tài liệu lưu trữ theo quy định Luật Tự do thông tin đã tạo cơ hội thực hiện hòa giải xã hội. Tiến trình hòa giải ở Nam Phi được thực hiện sau khi tổng thống Nelson Mandela lên nắm quyền vào năm 1994 là một minh chứng sinh động cho việc này. Ở một số quốc gia khác, ví dụ như ở các quốc gia Đông Âu và Trung Âu sau khi Liên Xô tan rã hay ở Mê-hi-cô năm 2002 cũng diễn ra quá trình tương tự (Privacy International 2006: 11).
Thứ sáu, tuy nhiên, lợi ích được nhắc đến nhiều nhất của luật tiếp cận thông tin liên quan đến vai trò vô cùng quan trọng của nó trong phòng chống tham nhũng. Điều này đơn giản bởi vì tham nhũng dựa trên sự thiếu minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước trong khi luật này bảo đảm tính minh bạch và khả năng giám sát hoạt động của các cơ quan và công chức nhà nước. Về vấn đề này, nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế đã khẳng định, luật tiếp cận thông tin là vũ khí quan trọng nhất, là công cụ chính trong cuộc chiến chống tham nhũng (TI 2003: 6; Privacy International 2006: 7; Toby Mendel 2009: 3).
4. Những đặc điểm chung của các luật tiếp cận thông tin trên thế giới
Các đạo luật về tiếp cận thông tin trên thế giới từ trước đến nay có khá nhiều điểm giống nhau, mặc dù những đạo luật được ban hành về sau có một số quy định mới, ví dụ như về việc chỉ định các Uỷ viên/Cao ủy Thông tin có quyền hạn và chức năng thi hành luật, đồng thời có xu hướng mở rộng hơn phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, nhìn chung, luật tiếp cận thông tin của các nước trên thế giới thường đề cập đến những nội dung sau:
Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của các luật tiếp cận thông tin trên thế giới thông thường được quy định chung là những cơ quan thực hiện chức năng công cộng (public bodies). Khái niệm này không chỉ giới hạn ở những cơ quan nhà nước mà còn bao gồm các cơ quan tư nhân được giao thực hiện một chức năng công nhất định. Ví dụ, Luật Tiếp cận các tài liệu hành chính của Bồ Đào Nha quy định, phạm vi áp dụng của luật là: “…các cơ quan, các thiết chế nhà nước hay hiệp hội công cộng, các cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan của các hiệp hội hay liên minh của chính quyền địa phương cũng như bất kỳ cơ quan có thực thi chức năng công theo quy định của pháp luật”. Cách quy định về đối tượng điều chỉnh của luật cũng rất khác nhau. Luật của một số quốc gia liệt kê một danh sách cụ thể các cơ quan, trong khi luật của một số quốc gia khác thì quy định tất cả các cơ quan thực hiện chức năng công cộng sẽ là đối tượng điều chỉnh của Luật. Thực tế cho thấy cách quy định thứ hai tỏ ra phù hợp hơn, bởi theo cách thứ nhất, mỗi khi có một cơ quan được thành lập, thay đổi tên hay chức năng, nhiệm vụ thì danh sách đối tượng điều chỉnh của luật lại phải được cập nhật, và việc này thường mất nhiều công sức và thời gian.
Về nguyên tắc, các cơ quan cảnh sát, an ninh, quân đội và tình báo cũng được coi là cơ quan quyền lực công, tuy nhiên, luật tiếp cận thông tin của một số quốc gia loại trừ những cơ quan này khỏi danh mục đối tượng điều chỉnh với lý do những cơ quan này nắm giữ các thông tin nhạy cảm đến an ninh quốc gia. Ở góc độ nhất định, điều đó tạo ra một số vấn đề về tính minh b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với dự luật tiếp cận thông Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Dự án Luật Trọng tài thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
X [Free] Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999 Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việ Luận văn Kinh tế 0
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Hoạt động tư vấn và tham gia tranh tụng của Văn phòng Luật Sư Tràng An trong lĩnh vực Đất Đai Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về bảo hộ lao động tại các DN trực thuộc Tổn Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Nguyên nhân giải pháp cho việc vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top