nail_snake_dn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời nói đầu
Pháp luật Việt Nam quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, Luật tổ chức Toà án nhân dân cũng quy định thẩm quyền xét xử của các cơ quan Toà án (Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân huyện...) theo đó Toà án nhân dân tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án do Toà án nhân dân huyện xét xử có kháng cáo, kháng nghị.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc xét xử các vụ án ly hôn nói chung và việc phân chia tài sản (tài sản có xảy ra tranh chấp) nói riêng tại các bản án của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh - chủ yếu là các bản án phúc thẩm, em đã chọn đề tài " Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài giữa vợ và chồng khi ly hôn" tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Chuyên đề được viết dựa trên những kiến thức mà em đã tiếp thu được tại trường Đại học Luật Hà Nội, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các bản án đã xét xử, qúa trình thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Với các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh dữ liệu …em đã phân tích và làm rõ các căn cứ pháp luật để chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn. Đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết tại địa phương, vơí hy vọng khắc phục được những hạn chế này trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý thuyết được học tại nhà trường và thực tiễn xét xử có những điểm khác nhau và do quá trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định…Do đó, em rất mong sự thông cảm, giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.







I. những Căn cứ pháp luật để Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Căn cứ Bộ luật Dân sự
Trước hết để có thể chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Toà án đã căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với khối tài sản đem ra phân chia. Theo Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 1995 và nay là Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về sở hữu chung của vợ chồng :
"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hay uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hay theo quyết định của Toà án."
Theo qui định của pháp luật, khối tài sản chung của vợ chồng được tính là tài sản của hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau hôn nhân. Như vậy hai vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nào đó trong khối tài sản chung. Nếu khi vợ chồng ly hôn tại Toà án mà hai bên không thoả thuận phân chia được tài sản thì Toà án sẽ quyết định trên cơ sở qui định của pháp luật.
2. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và Gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn đã đặt ra nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì "Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó ". Như vậy, Điều luật này chỉ đặt ra vấn đề chia tài sản chung, còn không quy định việc phân chia tài sản riêng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống có nhiều tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung. Việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung đối với cơ quan xét xử là một công việc khó khăn. Đặc biệt là đối với động sản do các bên không có đủ căn cứ để chứng minh rằng đó là tài sản riêng của mình và tài sản riêng đó là bao nhiêu. Cũng theo nguyên tắc của Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia Đình tại khoản 2 việc chia tài sản chung theo nguyên tắc là chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này. Như vậy, trong trường hợp cả hai vợ chồng đều là lao động có thu nhập và thu nhập của hai vợ chồng tương đối ngang bằng nhau thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc " tài sản chung của vợ chồng được chia đôi" . Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp khối tài sản đó là do một bên tạo lập nên, vì vậy đặt ra vấn đề chia khối tài sản đó như thế nào để có thể đảm bảo quyền lợi của người tạo lập khối tài sản đó đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích của bên kia. Trong trường hợp này đòi hỏi cơ quan xét xử phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ và hỏi tại phiên toà để có thể làm rõ công sức đóng góp của các bên để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, hợp tình hợp lý để hai bên sau khi ly hôn không có sự thù hằn, căm ghét, nó có thể là những nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu sau khi ly hôn.
Thông thường khi chia tài sản của vợ chồng các hội đồng xét xử thường áp dụng khá linh hoạt các điểm b, c, d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên khi ly hôn.
- Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ phức tạp hơn nếu như trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng chung sống với gia đình ( sống cùng với cha, mẹ và các anh chị em), khi đó nếu khối tài sản chung đó có thể xác định theo phần thì phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn và Gia đình vấn đề chia tài sản của vợ chồng sẽ phức tạp hơn nếu như trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng sống chung với gia đình (sống cùng với cha, mẹ và các anh chị em ), khi đó nếu như khối tàI sản chung đó có thể xác đinh theo phần thì phần tài sản của vợ, chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo k2Đ16) còn nếu không xác định được theo phần và cũng không thoả thuận được với gia đình về phần tài sản của vợ chồng đóng góp thì sẽ yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp này cũng đòi hỏi Toà án phải xác định rất cụ thể công sức đóng góp của từng thành viên trong gia đình để có thể tách phần tài sản của vợ chồng ra để phân chia.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kim_dung

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài giữa vợ và chồng khi ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

bạn cho mình xin tài liệu này với ạ
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0
N Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
V Ngân hàng trung ương - Thực trạng và giải pháp ,bởi lẽ đây là một hay và có tính thực tiễn cao Luận văn Kinh tế 0
S Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thép Thái Bình Dương thực tiễn, bài học kinh nghiệm và giải Luận văn Kinh tế 2
T VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN môn vật lý sử DỤNG sức GIÓ để tạo RA điệ Luận văn Sư phạm 0
T vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn đề tài tiếng kêu cứu của đôi tai Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn lực chủ đề lực đẩy Ác ximet Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chủ đề xử lý pin ácquy Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn sóng điện từ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top