vitconxauxi0780

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. Lời mở đầu:
Nhắc đến dòng họ Common law – dòng họ pháp luật hiện nay chiếm hơn 1/3 dân số trên thế giới, người ta còn gọi một tên khác đấy chính là dòng họ pháp luật án lệ. Tên gọi này đã cho ta thấy được tầm quan trọng của án lệ trong dòng họ này. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của xã hội, khi mà có nhiều quan hệ xã hội phát sinh thì vị trí của các nguồn luật trong dòng họ này cũng có những thay đổi nhất định. Án lệ giờ đây không còn chiếm giữ vai trò là nguồn luật duy nhất, quan trọng nhất ở các nước thuộc dòng họ này nữa, bên cạnh đó thì vai trò của luật thành văn ngày càng quan trọng hơn. Tuy nhiên vai trò của án lệ và luật thành văn ở các nước thuộc dòng họ này là không giống nhau. Để chứng minh cho điều này, trong bài viết này em xin dẫn ra ví dụ đấy chính là Anh và Mỹ - hai hệ thống pháp luật điển hình của dòng họ Common law
II. Giải quyết vấn đề:
1. Án lệ
1.1. Ở Anh, án lệ giữ vai trò tuyệt đối hơn so với án lệ ở Mỹ:
Án lệ là bản án đã tuyên hay một sự giải thích, áp dụng pháp luật của tòa án đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể được thừa nhận làm khuôn mẫu, cơ sở (tiền lệ) để sau đó các thẩm phán dựa vào nó đưa ra các quyết định, lập luận áp dụng cho các trường hợp tương tự. Tuy nhiên chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lí; còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo. Mỗi án lệ có 2 phần ratio decidendi và obiter dictum. Ratio decidendi – phần chỉ ra những lý do, căn cứ cơ bản nhất thiết phải có - là phần bắt buộc áp dụng; còn phần obiter dictum - phần mang tính thuyết phục còn áp dụng hay không phụ thuộc vào mức độ uy tín và ảnh hưởng của thẩm phán đã tạo ra án lệ - thì không bắt buộc phải áp dụng. Ở các nước thuộc dòng họ Common law nói chung, và ở Anh và Mỹ nói riêng án lệ đóng vai trò là nguồn luật cơ bản, quan trọng nhất. Khi xét xử một vụ án sẽ các thẩm phán sẽ nghiên cứu các tình tiết xảy ra của sự việc đó, so sánh với các tình tiết trong các án lệ của các vụ án trước và từ các án lệ có liên quan họ phải tìm ra các quy định có tính bắt buộc phải tuân theo. Ở Anh các án lệ mang tính bắt buộc thường được ghi chép trong Law Reports, All England Law Reports, Weekly Law Reports... Còn tập hợp các án lệ ở Mỹ được in trong tuyển tập Restatement of the Law của Hiệp hội tư nhân có tên là Viện luật Hoa kỳ
Song vai trò của án lệ ở Anh và Mỹ là không hoàn toàn giống nhau. Vai trò của án lệ ở Anh dường như mang tính chất tuyệt đối hơn
Cùng áp dụng nguyên tắc stare decicis trong việc sử dụng án lệ tuy nhiên ở Anh nguyên tắc này được thực hiện một cách chặt chẽ, khắt khe hơn. Theo pháp luật Anh, án lệ của cấp trên có tính bắt buộc đối với cấp dưới và ngay cả với chính mình. Chính vì thế dễ hiểu tại sao ở Anh, các thẩm phán ở Anh khi xét xử các vụ án không muốn phủ nhận những phán quyết trước đó của mình cũng như rất hiếm khi đào sâu để tìm ra những điểm khác biệt giữa vụ án hiện tại với vụ án trong án lệ, những mâu thuẫn trong các án lệ hay những điểm hạn chế, bất cập trong lập luận của các thẩm phán đã ra phán quyết trước đó. Nhìn chung, họ bằng kinh nghiệm, khả năng của mình sẽ cố tìm ra các án lệ có tình tiết gần gũi, tương tự để giải quyết nhằm có thể tuân thủ một cách nghiêm ngặt nguyên tắc stare decicis, cũng như hạn chế tối đa việc phải sử dụng luật thành văn trong trường hợp án lệ mâu thuẫn với luật thành văn.
Trong khi đó, ở Mỹ, nguyên tắc ngày chỉ được áp dụng một cách tương đối, có phần nới lỏng hơn. Các án lệ của toà án cấp trên chỉ có tính bắt buộc với cấp dưới chứ không có sự ràng buộc đối với tòa án cấp đó. Tuy rằng án lệ cũng được áp dụng thường xuyên trong thực tiễn xét xử nhưng ở Mỹ, các thẩm phán chú trọng hơn tới sự phù hợp của án lệ với thực tiễn so với việc phù hợp, kiên định với lập luật của thẩm phán trong án lệ trước đó.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt:
Xét về góc độ lịch sử, sau khi giành độc lập, nước Mỹ đã có những mâu thuẫn, định kiến nhất định với nước Anh. Vì thế dễ hiểu tại sao, khi áp dụng án lệ - nguồn pháp luật được xem là duy nhất ở Anh lúc bấy giờ - người Mỹ không tin tưởng hoàn toàn cũng như không áp dụng triệt để, tuyệt đối như ở Anh
Về mặt chính trị, khác với nước Anh – một nước quân chủ lập hiến, Mỹ là nước theo thể chế liên bang. Chính vì vậy, việc tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt nguyên tắc stare decicis ở Mỹ là một việc hết sức khó khăn và kém hiệu quả. Bạn thử nghĩ xem, cùng một sự việc nhưng ở các bang sẽ có những án lệ riêng thì làm sao có thể áp đặt một cách gò bó việc áp dụng án lệ nào và làm sao có thể biết được án lệ nào là tốt nhất, hợp lý nhất, chuẩn mực nhất cho việc xét xử vụ án ấy. Điều này sẽ dẫn đến sự bất ổn định trong pháp luật có tính pháp lý cao nhất là pháp luật liên bang. Chính vì điều đó, nguyên tắc stare decicis ở Mỹ chỉ là tương đối.
Hơn thế nữa, nước Mỹ là một nước ra đời muộn hơn, tiếp thu được nhiều tinh hoa trên thế giới về mọi mặt, tập trung được sức mạnh toàn cầu, người Mỹ lại thuộc đa chủng tộc, đa tôn giáo, họ tiếp nhận tất cả mọi thứ một cách chủ động, linh hoạt vì vậy một điều tất yếu việc áp dụng án lệ ở Mỹ cũng trở nên mềm dẻo, sáng tạo hơn. Những phán quyết của tòa án trong các án lệ dường như không còn phù hợp khi những thay đổi nhanh chóng trên mọi mặt ở nước Mỹ nên cũng đã được thay đổi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

standbyu

Member
Re: [Free] Tiểu luận Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ

ad Cho mình xin link down với :) tks
 

standbyu

Member
Re: [Free] Tiểu luận Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ

Ad cho mình link down bài này với :) Tks!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top